Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản
Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI THỦY SẢN
Xin chào các em, chúng ta hãy cùng đồng hành với nhau trong bài học hôm nay nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Mô tả được một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến nhiều lĩnh vực và ngành sản xuất, trong đó có nuôi thuỷ sản. Các công nghệ hiện đại như công nghệ Al và những công nghệ mới trong quản lí thức ăn, môi trường, dịch bệnh, tình trạng sinh lí của cá, lồng nuôi,... được ứng dụng rộng rãi, mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi cũng như ngành thuỷ sản?
Ngoài các mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao trong video, còn có các mô hình nào khác không? Nuôi thủy sản công nghệ cao có ưu điểm và hạn chế gì? Những loài thủy sản nào thì thích hợp với công nghệ này? Để biết được câu trả lời, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS)
Nội dung 1.
Hãy kể tên một số thiết bị công nghệ cao được sử dụng trong nuôi thuỷ sản mà em biết?
Video trình bày nội dung:
1. Khái niệm
* Khái niệm:
– Công nghệ nuôi tuần hoàn là công nghệ nuôi tái sử dụng nguồn nước.
- Phần lớn nước thải sau khi nuôi được xử lí và quay trở lại hệ thống nuôi trong quy trình khép kín.
2. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Năng suất cao. – Tiết kiệm nước – Hạn chế ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập tác nhân gây bệnh. – Đảm bảo an toàn sinh học, kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm. | - Chỉ áp dụng cho các loài có giá trị kinh tế cao. – Chi phí đầu tư ban đầu cao. – Tốn năng lượng vận hành. – Cần nguồn nhân lực có trình độ. |
3. Thành phần và nguyên lí hoạt động
* Thành phần và nguyên lí hoạt động:
– Hệ thống nuôi gồm 5 loại bể: (1) bể nuôi, (2) bể lọc cơ học, (3) bể chứa chất thải hoà tan, (4) bể lọc sinh học, (5) bể chứa nước sạch sau xử lí.
– Nguyên lí hoạt động:
+ Tạo hệ thống tuần hoàn nước sử dụng nuôi thuỷ sản: (1) > (2) > (3) > (4) > (5).
+ Sử dụng hệ thống lọc nước cơ học và sinh học để tái sử dụng nước trong hệ thống nuôi.
4. Ứng dụng
* Ứng dụng:
Thường áp dụng với:
– Đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá chình, cá hồi, cá tầm, tôm hùm,...)
– Nơi khan hiếm nguồn nước sạch.
– Nơi hạn chế diện tích nuôi.
II. Công nghệ BIOFLOC trong nuôi trồng thủy sản
Nội dung 2.
Công nghệ Biofloc là gì? Công nghệ này có những ưu điểm và nhược điểm nào?
Video trình bày nội dung:
1. Khái niệm
* Khái niệm
– Khái niệm: Công nghệ Biofloc là công nghệ sử dụng tập hợp các vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh... tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp hạt lơ lửng trong nước nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh trong các hệ thống nuôi thuỷ sản thâm canh.
– Nguyên lí: Cung cấp liên tục nguồn cacbon sao cho tỉ lệ C/N dao động trong khoảng 10/1 đến 20/1 > tạo điều kiện cho vi khuẩn dị dưỡng phát triển, chuyển đổi chất hữu cơ trong nước nuôi thuỷ sản (thức ăn thừa, phân, tảo, vi sinh vật,...) thành sinh khối của chúng > tạo ra hạt Biofloc. Biofloc là nguồn thức ăn bổ sung cho động vật thuỷ sản, đồng thời duy trì được chất lượng nước nuôi thuỷ sản.
2. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ nguồn nước, cải thiện an toàn sinh học. – Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước. – Cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn. – Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. | – Chi phí đầu tư ban đầu cao. – Tốn năng lượng vận hành; cần nguồn điện ổn định. - Cần nguồn nhân lực có trình độ: người nuôi phải có kiến thức và được đào tạo về kĩ thuật áp dụng Biofloc. |
3. Ứng dụng
* Ứng dụng
Thường áp dụng với loài thuỷ sản có khả năng chịu được hàm lượng chất rắn lơ lửng
cao, có đặc điểm sinh học phù hợp để có thể tiêu hoá protein từ Biofloc như tôm, cá rô phi, cá chép,..
...........
Nội dung video Bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.