Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 20: Nuôi thủy sản theo liều chuẩn VietGAP

Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 20: Nuôi thủy sản theo liều chuẩn VietGAP. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 20: NUÔI THỦY SẢN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Xin chào các em, cô rất vui khi được đồng hành cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phân tích được quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Đề xuất được biện pháp đảm bảo vệ sinh ao nuôi và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:

Theo em, nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn Vietgap là như thế nào?

Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu thêm về cách lựa chọn nơi nuôi, quản lí dịch bệnh, thu gom, xử lí chất thải,… chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 20: Nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP. 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Khái niệm và lợi ích của nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn Vietgap

Nội dung 1.

Em hãy phân tích lợi ích của nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn Vietgap?

Video trình bày nội dung:

1. Khái niệm

- Khái niệm: Nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP là quy phạm thực hành áp dụng trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và góp phần thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản hướng tới sự phát triển bền vững.

2. Lợi ích của nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGap

– Lợi ích của nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP:

+ Đối với cơ sở chăn nuôi: giảm chi phí, sản phẩm có chất lượng ổn định, tạo mối quan hệ tốt với người lao động và cộng đồng xung quanh.

+ Đối với người lao động: có môi trường làm việc an toàn, đảm bảo vệ sinh, nâng cao được kĩ năng lao động.

+ Đối với người tiêu dùng và xã hội: truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, công bằng trong lựa chọn thực phẩm an toàn.

+ Đối với cơ sở chế biến thuỷ sản: có nguồn nguyên liệu đảm bảo, giảm chi phí kiểm tra thuỷ sản, tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm,...

II. Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGap

Nội dung 2.

Cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Hãy nêu các yêu cầu về trang thiết bị, máy móc, dụng cụ của cơ sở  nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP?

Video trình bày nội dung:

Quy trình

Cách thực hiện

1. Chuẩn bị nơi nuôi

Lựa chọn địa điểm

- Nằm trong vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản. 

- Không có nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, vệ sinh môi trường,...

 

Cải tạo, vệ sinh

Cải tạo, vệ sinh và xử lí mầm bệnh nơi nuôi trước khi thả con giống.

Cấp nước

- Cấp lượng nước sạch phù hợp.

- Kiểm tra và điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường. nước phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP.

Chuẩn bị dụng cụ nuôi

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: máy bơm, quạt nước, xuồng, dụng cụ đo kiểm môi trường nước,...

Nhận diện và phòng ngừa các mối nguy

Nhận diện, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các mối nguy về an toàn thực phẩm, an toàn môi trường, an toàn lao động.

2. Lựa chọn giống

Nguồn gốc giống

- Nguồn gốc con giống rõ ràng, được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống có kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn sinh học.

Chất lượng con giống

– Đảm bảo các tiêu chuẩn theo yêu cầu VietGAP như cơ thể cân đối, kích cỡ đồng đều, phản xạ nhanh, không có dấu hiệu bệnh và được kiểm dịch.

Vận chuyển và thả con giống

– Tránh xây xát.

– Khử trùng trước khi thả.

– Thả đúng mật độ và mùa vụ.

3. Quản lý và chăm sóc

Thức ăn và cho ăn

– Thức ăn:

+ Có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, đóng bao theo quy định.

+ Kích cỡ, chất lượng phù hợp với đối tượng và giai đoạn phát triển của động vật.

+ Bảo quản đúng quy định, không bị nấm mốc và biến chất; không sử dụng hormone, chất kích thích tăng trưởng.

- Cho ăn vào sáng sớm hoặc chiều mát; lượng thức ăn và cách cho ăn phù hợp với từng loại vật nuôi.

Quản lý môi trường

– Thường xuyên kiểm tra và theo dõi các yếu tố môi trường.

– Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường ao nuôi.

– Sử dụng quạt nước để tăng lượng khí oxygen hòa tan trong ao đặc biệt vào ban đêm, vào ngày trời âm u và các tháng cuối vụ.

– Hằng ngày theo dõi hoạt động của động vật thuỷ sản.

Quản lý dịch bệnh

- Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh.

- Thường xuyên theo dõi sức khoẻ vật nuôi, có quy trình phòng bệnh, trị bệnh phù hợp với từng đối tượng.

– Có hồ sơ theo dõi toàn bộ diễn biến dịch bệnh.

4. Thu hoạch

- Thu hoạch bằng dụng cụ, phương pháp phù hợp.

- Dùng xe chuyên dụng để vận chuyển thuỷ sản.

- Ghi chép số lượng, ngày giờ, địa chỉ chuyển đi và chuyển đến. 

5. Thu gom xử lí chất thải

Thu gom, phân loại và xử lý chất thải theo quy định và phải ghi chép, lưu trữ theo quy định.

6. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc

Có sổ nhật ký để ghi chép các thông tin kĩ thuật trong suốt quá trình nuôi.

 

7. Kiểm tra nội bộ

Chủ hộ nuôi tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất 1 lần/năm.

 

...........

Nội dung video Bài 20: Nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.  

 

Xem video các bài khác