Video giảng Công dân 7 chân trời bài 8 Phòng, chống bạo lực học đường

Video giảng Công dân 7 chân trời bài 8 Phòng, chống bạo lực học đường. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 8: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

- Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường; sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: 

Em có suy nghĩ gì về bạo lực học đường?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

Em hãy quan sát SGK và trả lời câu hỏi:

+ Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường?

+ Hãy nêu những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhân nào khác.

Video trình bày nội dung:

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh và sinh viên.

Biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp:

+ Đánh nhau, nói xấu (trường hợp 1). + Cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu (trường hợp 2).

+ Đánh nhau (trường hợp 3).

Biểu hiện khác của bạo lực học đường: ngược đãi, lăng mạ, chửi bởi, đe doạ, khủng bố, lan truyền những thông tin sai sự thật về người khác,...

Nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp:

+ Do bố mẹ thường xuyên vắng nhà, không quan tâm đạy dỗ C (tường hợp 1).

+ Do tâm lí tiêu cực khi nảy sinh mâu thuẫn.

thuần trên mạng xã hội (trường hợp 2).

+ Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi (trường hợp 3).

Nguyên nhân khác dẫn đến bạo lực học đường:

+ Do sự thiếu hiểu biết về đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống của HS.

Nội dung 2: Tìm hiểu cách ứng phó với bạo lực học đường

Em hãy đọc 2 tình huống SGK tr.39 và trả lời câu hỏi: 

- Trong những trường hợp trên, các bạn đã làm gì để phòng tránh bạo lực học đường?

- Theo em, học sinh cần làm gì để phòng tránh bạo lực học đường?

Video trình bày nội dung:

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi Để phòng tránh bạo lực học đường, các bạn đã:

Tình huống 1: V cẩn thận không đi đâu một mình, chia sẻ lại với mẹ sự việc bị các chị học khoá trên lườm nguýt, tỏ thái độ khó chịu để mẹ đưa đến gặp cô giáo chủ nhiệm nhờ giúp đỡ.

Tình huống 2: T nhẹ nhàng nhận sai và xin lỗi khi thấy người bạn tỏ thái độ hung hăng, gay gắt với mình Cách ứng phó trước khi xảy ra bạo lực học đường.

- HS cần làm:

+ Kết bạn với những bạn tốt.

+ Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường: thông báo cho GV hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường.

+ Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.

- HS cần tránh:

+ Kết bạn với những bạn xấu.

+ Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè, tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.

Khi xảy ra bạo lực học đường

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi + Tình huống 1: T tỏ thái độ nghe lời và giao nộp điện thoại theo yêu cầu của nhóm HS xấu, sau đó lợi dụng nhóm HS sơ hở T bỏ chạy về phía một người đi đường và kêu cứu nhờ giúp đỡ.

Nội dung 3: Hậu quả của hành vi bạo lực học đường?

Theo em, Hậu quả của hành vi bạo lực học đường là gì?

Video trình bày nội dung:

- Đối với người gây ra bạo lực học đường: 

có thể bị tổn hại về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc về nhân cách; chịu trách nhiệm kỉ luật, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

- Đối với người bị bạo lực học đường: 

Có thể bị tổn thất về thể chất, tinh thần (trầm cảm, sợ hãi, tự ti...), giảm sút kết quả học tập... - Đối với gia đình, xã hội bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất; xã hội thiếu an toàn, lành mạnh.

………..

Nội dung video Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác