Video giảng Công dân 7 chân trời bài 12 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Video giảng Công dân 7 chân trời bài 12 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH 

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nêu được khái niệm và vai trò của gia đình; quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

- Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản than và người khác.

- Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, bố mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: 

Em thường làm gì để giúp đỡ ông bà, cha mẹ?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu gia đình là gì? Gia đình được hình thành từ những mối quan hệ nào?

Em hãy đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

1. Gia đình là gì? 

2. Gia đình được hình thành từ những quan hệ nào?

Video trình bày nội dung:

Câu 1: Gia đình có thể hiểu nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ xã hội học, gia đình là tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ của xã hội, nơi có nhiều thế hệ cùng chung sống. Dưới góc độ pháp lí, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình là hệ quả tất yếu của hôn nhân, là sự tiếp nối của hôn nhân ở phạm vi rộng hơn. 

Câu 2.: Gia đình được hình thành do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Hôn nhân là cơ sở chính, cơ sở chủ yếu để hình thành gia đình. 

d) Tổ chức thực hiện: 

Gia đình có thể hiểu nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ xã hội học, gia đình là tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ của xã hội, nơi có nhiều thế hệ cùng thông tin và chung sống. Dưới góc độ pháp lí, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình là hệ quả tất yếu của hôn nhân, là sự tiếp nối của hôn nhân ở phạm vi rộng hơn. .: Gia đình được hình thành do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Hôn nhân là cơ sở chính, cơ sở chủ yếu để hình thành gia đình.

Nội dung 2: Tìm hiểu vai trò của gia đình

Em hãy đọc thông tin Điều 17, 19 về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, nghiên cứu trường hợp trong SGK tr.58, trả lời câu hỏi: 

+ Hai trường hợp trên liên quan đến quyền và nghĩa vụ gì giữa vợ và chồng? Anh Nam và anh Kha thực hiện đúng quy định của pháp luật không?

+ Chồng có quyền đánh vợ không? Vì sao?

+ Ai là người quyết định mọi việc trong gia đình?

+ Theo em, giữa anh chị em trong gia đình có quyền, nghĩa vụ gì?

Video trình bày nội dung:

Đọc Điều 17, 19 và trả lời câu hỏi Chú Nam đã suy nghĩ, ứng xử phù hợp với quy định tại Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Suy nghĩ và ứng xử của chủ Kha thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Điều đó trái với quy định của pháp luật.

Các quyền và nghĩa vụ khác giữa vợ và chồng:

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

- Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

- Vợ chồng cùng nhau chia sẽ, thực hiện các công việc trong gia đình;...

Tìm hiểu quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.

Đọc Điều 69, 70 và trả lời câu hỏi

Bố mẹ K, bố mẹ Mai đã thực hiện đúng quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình, thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc con, tạo điều kiện cho con học tập và phát triển lành mạnh vẻ thể chất và tính thần.

H chưa làm tròn bổn phận biết ơn, hiểu thảo với bố mẹ.

Các quyền, nghĩa vụ khác giữa cha mẹ và con cái:

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Không phân biệt đối xử giữa các con; không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,...

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ. Có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi. Giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình,...

Tìm hiểu quyền, nghĩa vụ giữa anh, chị em trong gia đình.

Đọc Điều 105 và trả lời câu hỏi

- Việc làm của Hưng thể hiện Hưng là người con hiểu thảo với bố mẹ, thương yêu các em.

- P là anh nhưng không nhường nhịn em, bắt nạt em.

Các quyền, nghĩa vụ khác giữa anh, chị, em:

- Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

- Có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

………..

Nội dung video Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác