Video giảng công dân 6 chân trời bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Video giảng Công dân 6 Chân trời bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7 : ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Khái niệm về tình huống nguy hiểm và một số tình huống nguy hiểm thường gặp
- Biểu hiện của tình huống nguy hiểm
- Các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, Em hãy chia sẻ về một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau:
- Tình huống đã diễn ra khi nào?
- Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1 : TÌM HIỂU KHÁI NIỆM
Em hãy giải thích tình huống nguy hiểm là gì? Lấy ví dụ một số tình huống nguy hiểm thường gặp?
Video trình bày nội dung:
=> Khái niệm:
- Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.
- Một số tình huống nguy hiểm thường gặp như: bão, lũ, dông, sét, đuối nước, cháy nổ, bắt cóc, xâm hại,…
NỘI DUNG 2 : BIỂU HIỆN CỦA TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
Em hãy trình bày biểu hiện của tình huống nguy hiểm?
Video trình bày nội dung:
Những tình huống nguy hiểm thường là những tình huống có thể gây tổn hại về mặt thể chất lẫn tinh thần
NỘI DUNG 3 : CÁC BƯỚC ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
Theo em, có các cách nào để ứng phó với tình huống nguy hiểm? Hãy trình bày quy trình theo các bước ứng phó với tình huống đó?
Video trình bày nội dung:
- Quy trình các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm phù hợp.
B1. Nhận diện tình huống nguy hiểm.
B2. Bình tĩnh suy nghĩ.
B3. Liệt kê các cách ứng phó.
B4. Chọn phương án ứng phó hiệu quả.
- Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đâu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh.
- Một số trường hợp bắt cóc, xâm hại,... cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu nếu có thể để bảo vệ mình.
- Nếu cảm thấy sự an toàn của bản thân hay của người khác bị đe doạ, em có thể gọi điện thoại:
+ Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em:
111
+ Yêu cầu trợ giúp khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn toàn quốc: 112
+ Cảnh sát: 113
+ Phòng cháy chữa cháy: 114
+ Cứu thương: 115
+ Đường dây nóng hỗ trợ trẻ em: 18001507
Hoặc báo trực tiếp, gọi điện đến người thân, bạn bè em tin cậy nhất.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tình huống nguy hiểm.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Nguy hiểm tự nhiên.
D. Nguy hiểm từ xã hội.
Câu 2: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ:
A. Con người.
B. Ô nhiễm.
C. Tự nhiên.
D. Xã hội.
Câu 3: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người?
A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện.
B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.
Câu 4: Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ:
A. Chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy.
B. Thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.
C. Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn.
D. Ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.
Câu 5: Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ
A. Con người.
B. Ô nhiễm.
C. Tự nhiên.
D. Xã hội.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy cùng các bạn thiết kế 1 sản phẩm tuyên truyền kĩ năng ứng phó với 1 tình huống nguy hiểm?
Câu 2: Em hãy tìm hiểu những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống?
Nội dung video Bài 7: “Ứng phó với tình huống nguy hiểm” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.