Video giảng Công dân 7 chân trời bài 5 Bảo tồn di sản văn hóa

Video giảng Công dân 7 chân trời bài 5 Bảo tồn di sản văn hóa. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5 BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.
  • Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.
  • Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
  • Nêu được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
  • Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, các em hãy giúp cô kể tên những làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa của Việt Nam như quan họ, chèo, lí, ví giặm, hát ru,....và hát một đoạn trong những làn điệu đó.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

Em hãy suy nghĩ và trả lời cho cô các câu hỏi sau:

+ Theo em, đâu là di sản văn hoá? Đâu không phải là di sản văn hóa?

+ Em hãy chỉ ra đâu là di sản văn hoá vật thể, đâu là đi sản văn hoá phì vật thể.

+ Em hãy nêu khái niệm di sản văn hóa.

+ Thế nào là di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể?

Video trình bày nội dung:

Đọc thông tin, quan sát hình và hoàn thành nhiệm vụ vào Phiếu học tập

Hình 1 (Hồ Gươm, Hà Nội): di sản văn hóa vật thể.

- Hình 2 (Cầu Cần Thở, TP. Cần Thơ): không phải di sản văn hóa.

- Hình 3 (Nhã nhạc cung đình Huế, Thừa Thiên Huế): di sản văn hóa phi vật thể.

- Hình 4 (Tháp Chăm, Ninh Thuận): di sản văn hóa vật thể.

- Hình 5 (Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh): di sản văn hóa vật thể.

Hình 6 (Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên): di sản văn hóa phi vật thể.

Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có gia trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, có vật, bảo vật quốc gia....

Một số DSVH ở Việt Nam:

+ Di sản văn hóa vật thể:

• Quần thể di tích Cố đô Huế. Phố cổ Hội An.

• Hoàng thành Thăng Long.

+ Di sản văn hóa phi vật thể:

Dân ca Quan họ.

Ca trù.

• Hội Gióng.

Hát xoan Phú Thọ.

Nội dung 2: Tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội

Bây giờ cô sẽ chia cả lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ có nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Di sản văn hoá Phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào đối với người đân Quảng Nam và cả nước?

+ Nhóm 2: Lễ Tịch điền có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Hà Nam và cả nước?

Video trình bày nội dung:

Phố cổ Hội An

+ Đối với Quảng Nam:

Là nơi lưu giữ nền văn hoá phi vật thể đa đạng và phong phú. Được xem như một “bảo tàng sống” về kiến trúc, in đậm nếp sống, lối sống, việc làm ăn, cách ứng xử, phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội đặc trưng của con người Hội An.

Việc bảo tồn và phát huy Phố cổ Hội An mang lại thu nhập cho người dân, ngành Du lịch Quảng Nam, đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

+ Đối với nước ta: Là niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc về lịch sử hình thành, phát triển của đất nước.

- Lễ tịch điền:

+ Đối với Hà Nam:

Mang ý nghĩa khuyến nông, đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp, gắn với tên tuổi vua Lê Đại Hành là người khởi xướng.

Lễ hội này ngày nay được duy trì đều đặn ở Hà Nam, mang ý nghĩa mong ước về một vụ mùa bội thu, đời sống nông dân được đủ đầy, sung túc.

+ Đối với nước ta:

Mang một thông điệp khuyến khích người dân chăm chỉ làm

ăn, trở thành một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh quan trọng.

• Ngày nay, nông nghiệp được chăm lo phát triển, là trụ đỡ vững chắc của nên kinh tế nước nhà, giúp quốc gia giữ vững vị thế là một trong các nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới.

Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội

Di sản văn hoá là tài sản dân tộc, thể hiện truyền thống, công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bảo vệ di sản văn hoá góp phân xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.

Nội dung 3: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Em hãy đọc trường hợp trong SGK tr.27, thảo luận và trả lời câu hỏi: Chính quyền và nhân dân xã V đã thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hoá như thế nào?

Em hãy nêu thêm các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.

Video trình bày nội dung:

Đọc Điều 14 Luật Di sản văn hóa, tình huống SGK đưa ra và trả lời câu hỏi

Chính quyền và nhân dân xã V đã có những việc làm đúng theo quy định củapháp luật để bảo vệ đi sản văn hoá như:

Chính quyền địa phương rất chăm lo việc bảo tồn đi tích, ngăn chặn và xử lí nghiêm những hành vi phá hoại ảnh hưởng đến di tích.

Bà con trong xã thường nhắc nhở nhau giữ gìn vệ sinh, tôn tạo di tích luôn khang trang, sạch đẹp.

Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Đề bảo tồn các đi sản văn hoá, Nhà nước nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tới di sản văn hoá như:

- Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.

Hủy hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.

Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.

- Xây dựng trái phép, lần chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.

- Mua bán, trao đổi và vận chuyên trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

- Lợi dụng việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

Nội dung 4: Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc bảo tồn di sản văn hóa

Em hãy nêu những việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp và các bức tranh trên.

Video trình bày nội dung:

Những việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp và các bức tranh:

+ Thông tin: Giới thiệu làn điệu dân ca quê hương (điệu ví, giặm) với mọi người.

+ Tranh 1: Tìm hiểu về di sản văn hoá.

+ Tranh 2: Tố cáo với công an về hành vi phá huỷ di sản văn hoá.

+ Tranh 3: Tuyên truyền, giới thiệu về di sản văn hoá.

+ Tranh 4: Bảo vệ môi trường ở khu di tích (quét dọn vệ sinh).

Những việc HS cần làm đề góp phần vào việc bảo tồn và phát triển đi sản văn hoá ở Việt Nam

Là HS, đề bảo tồn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh, cân làm những việc sau:

Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá.

- Viết bài tuyên truyền, giới thiệu về các di tích lịch sử, di sản văn hoá.

Bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hoá.

Đấu tranh, tố giác kẻ gian ăn cắp các cột vật, di vật và các hành vi làm tổn hại đến di sản văn hoá.

- Tham gia các lễ hội truyền thống.

- Tích cực học ngoại ngữ để giới thiệu di sản văn hoá của địa phương, đất nước mình với du khách là người nước ngoài.

………..

Nội dung video Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác