Video giảng Công dân 7 chân trời bài 10 Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
Video giảng Công dân 7 chân trời bài 10 Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 10: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA TỆ NẠN XÃ HỘI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.
- Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
Kể tên một số loại tệ nạn xã hội mà em biết?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến
Em hãy suy nghĩ và trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Theo em, tệ nạn xã hội là gì?
+ Hãy kể tên các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay.
Video trình bày nội dung:
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống
- Có nhiều tệ nạn xã hội nhưng phổ biến nhất là cờ bạc, ma túy, mại dâm. Các nguyên nhân tệ nạn xã hội:
Nguyên nhân khách quan : mặt trái của nền kinh tế thị trường, môi trường sống không lành mạnh, do sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của cha mẹ ...
Nguyên nhân chủ quan : tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ
- Hậu quả của tệ nạn xã hội:
Đối với bản thân : ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật
Đối với gia đình : cạn kiệt tài chính, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình
Đối với xã hội : làm suy thoái giống nòi, rối loạn trật tự, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội ...
Nội dung 2: Đọc ý kiến và trả lời câu hỏi
- Em hãy đọc các ý kiến sau đây và trả lời câu hỏi:
a) Chỉ người lớn mới vướng vào các tệ nạn xã hội.
b) Đánh bài ăn tiền để vui, không gọi là tệ nạn xã hội.
c) Hút thuốc lá thể hiện bản lĩnh sành điệu.
d)Nếu đủ bản lĩnh thì sử dụng ma tuý một lần cũng không sao.
đ) Trò chơi điện tử có thể gây nghiện.
e) Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử lí vì còn quá nhỏ.
Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có thể vướng các loại tệ nạn xã hội nào?
Video trình bày nội dung:
a) Chỉ người lớn mới vướng vào các tệ nạn xã hội.
Không đồng ý: Học sinh trung học cơ sở cũng có thể vướng vào các tệ nạn xã hội như hút thuốc, uống rượu, đánh bài, cá độ bóng đá, và thậm chí là sử dụng ma túy.
b) Đánh bài ăn tiền để vui, không gọi là tệ nạn xã hội.
Không đồng ý: Đánh bài ăn tiền dù với mục đích vui chơi cũng là một hình thức cờ bạc và có thể dẫn đến nghiện ngập và các vấn đề tài chính.
c) Hút thuốc lá thể hiện bản lĩnh sành điệu.
Không đồng ý: Hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe và không phải là biểu hiện của bản lĩnh hay sành điệu.
d) Nếu đủ bản lĩnh thì sử dụng ma túy một lần cũng không sao.
Không đồng ý: Sử dụng ma túy dù chỉ một lần cũng có thể gây nghiện và gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
đ) Trò chơi điện tử có thể gây nghiện.
Đồng ý: Trò chơi điện tử có thể gây nghiện nếu không được kiểm soát, ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe.
e) Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử lí vì còn quá nhỏ.
Không đồng ý: Học sinh tham gia cá độ bóng đá vẫn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật và nhà trường.
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có thể vướng vào các loại tệ nạn xã hội như:
Hút thuốc lá.
Uống rượu bia.
Đánh bài, cờ bạc.
Cá độ bóng đá.
Nghiện trò chơi điện tử.
Sử dụng ma túy.
………..
Nội dung video Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.