Video giảng Công dân 7 chân trời bài 6 Nhận diện tình huống gây căng thẳng
Video giảng Công dân 7 chân trời bài 6 Nhận diện tình huống gây căng thẳng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 6: NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.
- Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
- Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
Viết:
- Ba điều em sợ nhất.
- Ba điều em ghét nhất.
- Ba điều khiến em mệt mỏi nhất.
- Ba điều em muốn thay đổi nhất
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
Em hãy đọc thông tin, suy nghĩ câu hỏi và đưa ra câu trả lời của mình về hai trường hợp trong SGK:
a) Em hãy chỉ ra tình huống nào có thể gây ra căng thẳng cho các nhân vật trong tranh?
b) Trong cuộc sống em đã gặp những tình huống nào gây căng thẳng? Em hãy chia sẻ những cảm xúc của em khi gặp các tình huống đó?
c) Đọc tình huống 2 và cho biết vì sao H không làm được bài thi? Khi bị căng thẳng cơ thể em có biểu hiện gì?
d) Quan sát tranh và cho biết nguyên nhân, hậu quả của các tình huống nào gây căng thẳng?
Video trình bày nội dung:
1.Khái niệm
- Căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố nào đó tác động, gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người. 2. Biểu hiện của căng thẳng:
+ Đau đầu, đau cơ bắp, đổ mồ hôi, chóng mặt...
+ Mất tập trung, hay quên, vụng về.
+ Chán nản, lo lắng, buồn bực + Dễ nổi cáu, bực bội, nóng tính....
3. Nguyên nhân của căng thẳng:
Chủ quan: Suy nghĩ tiêu cực, thiếu kỹ năng ứng phó với căng thẳng, tự tạo ra áp lực cho bản thân, mất ngủ, sử dụng chất kích thích...
+ Khách quan: do môi trường sống, kì vọng của ba mẹ, áp lực học hành thi của, bạo lực gia đình, học đường.
4. Hậu quả : Căng thẳng tác động xấu đến sức khỏe (hệ thần kinh, hệ cơ, tim mạch...), gây rối loạn tinh thần, ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh, lao động, học tập...
Nội dung 2: Tìm hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng
Em hãy đọc tình huống trong SGK tr.33, thảo luận và trả lời:
Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp trên.
Video trình bày nội dung:
Nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp SGK đưa ra: (Đính kèm bảng phía dưới hoạt động).
Những nguyên nhân khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh.
Nguyên nhân từ bên ngoài: hoàn cảnh sống, hoàn cảnh gia đình, áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kì vọng của gia đình,...
Nguyên nhân từ bản thân HS như: tâm lí tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ, ngoại hình cơ thể, so sánh bản thân với người khác,...
Những ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng đến cuộc sống và việc học tập của HS:
+ Ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày và sự phát triển cơ thể của HS.
+ Một số ảnh hưởng thường thấy như: kết quả học tập giảm sút, mất tập trung, đau nhức cơ thể, suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực...
Nội dung 3: Tìm hiểu cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng
Em hãy đọc một tình huống trong SGK tr.34, 35, thảo luận và trả lời câu hỏi: Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống căng thẳng như thế nào? Kết quả ra sao?
Video trình bày nội dung:
Đọc tình huống và trả lời câu hỏi.
Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống căng thẳng của các bạn Hải, Mai, Tuấn, Hà và tác dụng của cách ứng phó đó: (Đính kèm bảng phía dưới hoạt động).
Cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng.
Nghe nhạc thư giãn, tiếp xúc với thiên nhiên.
Tham gia các hoạt động cộng đồng, trò chuyện, chia sẻ với bạn bè, anh chị em, người thân.
Tìm kiếm và phát triển sở thích như: đọc sách, vẽ tranh, chơi nhạc cụ, tập thể thao...
………..
Nội dung video Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.