Slide bài giảng ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 3- Mẹ và quả

Slide điện tử tiết: Văn bản 3- Mẹ và quả. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 7 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7: THƠ

ĐỌC HIỂU: MẸ VÀ QUẢ

CHUẨN BỊ

- Thông tin về tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên Huế.

+ Tốt nghiệp khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

+ Từng tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khóa V, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Sau Đại hội X của Đảng, ông về nghỉ hưu ở Huế; tiếp tục làm thơ.

+ Thuộc thế hệ nhà thơ thời kì chống Mĩ. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

+ Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990), Cõi lặng (thơ, 2007).

- Khi nghĩ về cha mẹ, điều khiến em xúc động nhất là cha mẹ đã làm việc vất vả để nuôi em khôn lớn.

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU

Câu 1: Chú ý số tiếng ở mỗi dòng, vần và nhịp của bài thơ. Từ “lặn” và “mọc” ở đây nghĩa là gì?

Bài soạn rút gọn:

- Số tiếng ở mỗi dòng: 7 - 8 tiếng xen kẽ nhau

- Vần: vần chân cách

- Nhịp: 3/4, 3/5, 3/2/3, 2/5.

Câu 2: Hình ảnh này minh họa cho nội dung nào của bài thơ?

Bài soạn rút gọn:

Hình ảnh trong tranh minh họa cho nội dung người mẹ trồng bí, bầu và đã đến lúc được thu hoạch (“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống”)

Câu 3: Em hiểu “lớn lên” và “lớn xuống” ở các dòng thơ số 5,6 như thế nào’?

Bài soạn rút gọn:

Hai hình ảnh “lớn lên” và “lớn xuống” thể hiện sự trái ngược trong quá trình phát triển của cây cối và con người. Con người “lớn lên” chỉ sự trưởng thành, chững chạc theo tháng năm còn “lớn xuống” lại nói đến sự chín muồi của quả bí quả bầu trên giàn, ngày càng dài để chạm gần xuống mặt đất.

Câu 4: Từ “quả” ở khổ 1 và từ “quả” ở khổ 3 có gì giống và khác nhau về nghĩa?

Bài soạn rút gọn:

Từ “quả” ở khổ 1 và từ “quả” ở khổ 3 giống và khác nhau về nghĩa:

+ Giống: cùng chỉ kết quả của một quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc

+ Khác: “Quả” ở khổ 1 vốn biểu thị bộ phận của cây do nhụy hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt.

CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Bài thơ là lời của ai, nói với ai và về điều gì? Tâm trạng và thái độ của người nói như thế nào?

Bài soạn rút gọn:

- Bài thơ là lời của tác giả trong vai một người con, nói với mình, cũng là nói với mẹ và với mọi người về công lao của người mẹ.

- Tác giả đã thể hiện sự thấu hiểu với những vất vả, nhọc nhằn mà người mẹ đã trải qua, ca ngợi công lao của mẹ, day dứt khi chưa đền đáp được công lao to lớn ấy.

Câu 2: Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp nhưng người đọc vẫn nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ nào?

Bài soạn rút gọn:

- Phẩm chất của người mẹ chủ yếu được thể hiện qua các dòng thơ ở khổ 1 và 2.

- Qua hai khổ thơ đó, tác giả cho thấy những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ: trông chờ mọi thành quả vào đôi bàn tay lao động của mình. 

Câu 3: Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua một trong các yếu tố: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

Bài soạn rút gọn:

- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gồm ba khổ, gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt.

- Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.

Câu 4: Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”? (Gợi ý: “Quả non xanh” chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả “hoảng sợ”?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?

Bài soạn rút gọn:

- Quả non xanh: nghĩa đen là quả chưa chín, nghĩa bóng là con người chưa trưởng thành, chín chắn, chưa báo đáp được ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ.

- Tác giả “hoảng sợ” khi nghĩ đến lúc mẹ già yếu, gần đất xa trời mà mình vẫn chưa khôn lớn, trưởng thành hoặc chưa đáp đền được công ơn của mẹ.

- Bài thơ cho thấy tình yêu thương, trân trọng của nhà thơ đối với mẹ đồng thời bộc lộ sự day dứt, xót xa khi chưa làm cho mẹ thanh thản lúc cuối đời.

Câu 5: Em thích dòng thơ, khổ thơ nào nhất? Bài thơ nói giúp em điều gì khi nghĩ về cha mẹ mình?

Bài soạn rút gọn:

Em thích nhất khổ thơ:

 “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

…. Một thứ quả non xanh?”