Slide bài giảng ngữ văn 7 cánh diều tiết: Dọc đường xứ Nghệ

Slide điện tử tiết: Dọc đường xứ Nghệ. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 7 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 1: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: DỌC ĐƯỜNG XỨ NGHỆ

CHUẨN BỊ

- “Búp sen xanh” là tiểu thuyết lịch sử viết về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ thời niên thiếu gắn với gia đình, quê hương đến tuổi thanh niên đi tìm đường cứu nước). Đoạn trích dưới đây kể chuyện Bác Hồ khi còn nhỏ, cùng anh trai theo cha là Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đi thăm bạn bè của ông, qua nhiều vùng đất quê hương.

Nhà văn Sơn Tùng: Tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), quê ở làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An. Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất trong chủ đề về Hồ Chí Minh của Sơn Tùng là tiểu thuyết Búp sen xanh, cho đến nay đã được tái bản và nối bản tới 30 lần và dịch ra nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.Ngày 14/7/2011, nhà văn Sơn Tùng được chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết ký Quyết định phong tặng nhà văn Sơn Tùng là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

- Tác phẩm “Búp sen xanh”:  là tiểu thuyết đầu tiên viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng. Xây dựng nên hình tượng Hồ Chí Minh từ khi cất tiếng khóc chào đời tại Làng Chùa quê ngoại tới khi rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, tác phẩm được tác giả dày công sưu tầm tư liệu có liên quan và chấp bút trong thời gian dài, bắt đầu từ năm 1948 và hoàn thành năm 1980. Tác phẩm được nhà văn chia làm 3 chương: "Thời thơ ấu", "Thời niên thiếu" và "Tuổi hai mươi".

- Đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ”:  Kể về tuổi thơ của Bác Hồ. Khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Côn, Người đã cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào kinh thành Huế. Sau khi đỗ Phó bảng ông Sắc vinh quy về quê. Văn bản trong SGK kể chuyện người cha sau khi về quê đi thăm bạn bè và cho hai con theo cùng.

CÂU HỎI PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1: Cậu bé Côn phê phán điều nào và coi trọng giá trị gì qua sự đánh giá về An Dương Vương?

Bài soạn rút gọn:

- Phê phán: sự thành thật, ruột để ngoài da của cha con An Dương Vương không thể giúp giữ nước.

- Coi rọng: tự chém con gái và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội để mất nước chứ không cam chịu nộp mình cho giặc.

Câu 2: Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì?

Bài soạn rút gọn:

Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là để ghi nhớ công ơn đánh giặc của vị tướng quân.

Câu 3: Ý nghĩa câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc là gì?

Bài soạn rút gọn:

Ý nghĩa câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc là quan lại cần phải lấy dân làm gốc, vì dân thì mọi thời đều có, còn chức tước chỉ là nhất thời; thương hay hại dân, dân đều ghi nhớ muôn đời.

CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ.

Bài soạn rút gọn:

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

=> Giúp câu chuyện được kể từ cái nhìn toàn cảnh của người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri). Bất cứ điều gì từ các nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba này đều nắm rõ.

Câu 2: Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Bài soạn rút gọn:

- Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn lương thiện và suy nghĩ thấu đáo, lo xa về những việc trọng đại.

- Nhân vật Côn có tính cách ngoan ngoãn, hiếu học.

Câu 3: Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật cụ Phó bảng?

Bài soạn rút gọn: 

- Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách kể và giảng giải cho các con về các câu chuyện đời trước.

- Tính cách của cụ Phó bảng: ân cần, từ tốn, khí tiết.

Câu 4: Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?

Bài soạn rút gọn:

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em suy nghĩ về việc cha ông ta đã bảo vệ đất nước từ ngàn xưa.