Slide bài giảng ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Mây và sóng
Slide điện tử tiết: Văn bản 2 - Mây và sóng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 7 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 7: THƠ
ĐỌC HIỂU: MÂY VÀ SÓNG
CHUẨN BỊ
- Thông tin về nhà thơ Ta-go:
+ Tên: Ra-bin-đra-nát Ta-go (Rabindranath Tagore)
+ Năm sinh – năm mất: 1861 – 1941
+ Quê quán: Ấn Độ
+ Là danh nhân văn hóa, nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Thơ ông chan chứa tình yêu đất nước, con người, cuộc sống,...
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Thơ Dâng, Người làm vườn, Những con chim bay lạc, Mùa hái quả, …
CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
Câu 1: Những hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ?
Bài soạn rút gọn:
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ: mây, sóng, bình minh vàng, vầng trăng bạc, hoàng hôn.
Câu 2: Chú ý lời nói của em bé sau lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”.
Bài soạn rút gọn:
Sau lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” em bé đã nói “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”
CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?
Bài soạn rút gọn:
- Bài thơ được viết theo hình thức thơ văn xuôi. Thơ văn xuôi là thơ viết dưới hình thức văn xuôi, phân biệt với thơ viết tách ra từng dòng như đơn vị nhịp điệu. Nó cũng phân biệt với thơ tự do là hình thức thơ không bị ràng buộc bởi một luật nào, nhưng vẫn phân dòng.
- Bài thơ có sự kết hợp các phương thức: biểu cảm với tự sự, miêu tả.
Câu 2: Bài thơ có thể chia làm hai phần (phần 1: từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm”; phần 2: còn lại). Em hãy chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau của hai phần đó về số dòng, hình ảnh, cách tổ chức mỗi phần.
Bài soạn rút gọn:
Điểm giống | Hai phần có nét giống nhau về trình tự tường thuật: thuật lại lời rủ rê; thuật lại lời từ chối và lí do từ chối; nêu lên trò chơi do em bé sáng tạo. |
Điểm khác | + Phần (1) có cụm từ “Mẹ ơi” đứng ở đầu dòng thơ thứ nhất. + Hình ảnh và từ ngữ giữa hai phần khác nhau |
Câu 3: Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở chỗ nào? Tại sao em bé không tham gia những cuộc vui chơi đó?
Bài soạn rút gọn:
- Sức hấp dẫn của cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” nằm trong lời kể của họ với em bé: đúng với tâm lí ham chơi, dễ bị lôi cuốn bởi những điều mới mẻ của trẻ em.
Câu 4: Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại “thú vị” và “hay hơn”?
Bài soạn rút gọn:
- Những trò chơi do em bé tạo ra “thú vị” và “hay hơn” vì không chỉ có “mây” (vì chính em đã là mây) mà còn có “trăng” (hiện thân của mẹ), không chỉ được vui đùa như với những người sống “trên mây” mà còn được cùng sống dưới một “mái nhà”.
- Em không “rời mẹ” mà còn được “lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người “trên mây” và “trong sóng”.
Câu 5: Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm như thế nào? Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện điều gì?
Bài soạn rút gọn:
- Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé vô cùng mơ mộng. Những hình ảnh đó được em bé tưởng tượng ra nên càng đẹp đẽ, lung linh, kì ảo. Song, chúng cũng rất chân thực và hài hòa với nhau.
Câu 6: Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Bài soạn rút gọn:
+ Ca ngợi tình mẹ con.
+ Trí tưởng tượng của tuổi thơ vô cùng phong phú nhưng hạnh phúc không phải là những thứ xa xôi, bí ẩn do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo nên.
+ Mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo.