Slide bài giảng ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 2: Hội thi thổi cơm

Slide điện tử tiết: Văn bản 2: Hội thi thổi cơm. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 7 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: HỘI THI THỔI CƠM

CHUẨN BỊ

Kể tên một số hội thi dân gian và hiện đại mà em biết. Tìm hiểu tại sao lại phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi.

Bài soạn rút gọn:

Một số hội thi em biết: thi kéo co, hội vật, cờ người, hội tung còn…

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU

Câu 1: Tại sao đoạn mở đầu được in đậm? Nội dung chính của đoạn này là gì?

Bài soạn rút gọn: 

Đoạn mở đầu được in đậm vì đây là đoạn sa pô khái quát chủ đề của bài viết, có vai trò bước đầu thu hút sự chú ý của độc giả.

Câu 2: Bức ảnh minh họa cho nội dung gì?

Bài soạn rút gọn: 

Bức ảnh minh họa quá trình đốt lửa thổi cơm.

Câu 3: Địa điểm hội thi ở Từ Trọng có gì đặc biệt?

Bài soạn rút gọn: 

Người thi phải ngồi trên thuyền thúng nổi giữa một đầm nước lộng gió. Đây là yếu tố làm tăng tính thách thức với người chơi.

Câu 4: Người dự thi và cách thi ở Hành Thiện có gì đặc biệt?

Bài soạn rút gọn: 

Người dự thi: chỉ dành cho nam. Cách thi: niêu cơm không được đặt trên một bề mặt mà được treo trên ngọn tre buộc vào một người, người còn lại phải giữ lửa dưới đáy niêu. Hai người vừa nấu vừa đi quanh sân đình.

CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm. Mỗi phần của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin gì? Theo em, thông tin nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Bài soạn rút gọn: 

 Bố cục văn bản gồm các phần sau:

+ Phần 1: Đoạn mở đầu được in đậm

+ Phần 2: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm

+ Phần 3: Thi nấu cơm ở hội làng Chuông

+ Phần 4: Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng

+ Phần 5: Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện

Câu 2: Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào? (Gợi ý: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng hoặc các đối tượng được phân loại). Cách sắp xếp thông tin đó tạo ra hiệu quả như thế nào?

Bài soạn rút gọn: 

 Xét trên tổng thể văn bản, thông tin được sắp xếp thành từng phần tương ứng với từng địa phương. Trong mỗi một phần ấy, thông tin lại chủ yếu được sắp xếp theo trình tự thời gian, tương ứng với từng giai đoạn của cuộc thi: từ khi bắt đầu cho tới lúc tìm ra đội thắng cuộc.

Câu 3: Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản.

Bài soạn rút gọn: 

Điểm giống nhau trong các hội thi thổi cơm:

+ Nội dung thi: thổi cơm trong những điều khó khăn.

+ Cách đánh giá: đội nào nấu cơm nhanh nhất và ngon nhất thì sẽ thắng cuộc.

Điểm khác nhau:

+ Đối tượng dự thi: hội Thị Cấm và hội Từ Trọng không bắt buộc nam hay nữ; hội làng Chuông có phần thi riêng cho nam và nữ; hội Hành Thiện chỉ có nam.

+ Địa điểm thi: hội Thị Cấm thi trên mặt đất; hội làng Chuông nữ thi trong vòng tròn, nam thi trên thuyền; hội Từ Trọng thi trên thuyền thúng giữa đầm lộng gió; hội Hành Thiện phải đi quanh sân đình.

Câu 4: Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là gì? Phân tích một số nội dung cụ thể trong văn bản để thấy người viết đã đạt được mục đích đó.

Bài soạn rút gọn:

Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là cung cấp thông tin về thể lệ cuộc thi nấu cơm ở địa phương khác nhau, qua đó thấy được sự đa dạng và nét đặc sắc trong lễ hội dân gian của từng địa phương.

Câu 5: Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? Hãy chỉ ra luật thi và các thi thổi cơm của một địa phương được nêu trong văn bản mà em thấy thú vị.

Bài soạn rút gọn:

Văn bản giúp em hiểu thêm về cách thức và quá trình mà một thi nấu cơm diễn ra, cũng như việc hội thi ở các nơi sẽ không giống nhau mà có nét biến tấu.

Câu 6: Văn bản chỉ có một ảnh minh họa. Nếu vẽ thêm minh họa cho bài viết, em sẽ chọn nội dung nào? Vì sao em lại chọn nội dung đó để vẽ?

Bài soạn rút gọn: 

Nếu vẽ thêm hình minh họa cho bài viết, em sẽ vẽ cảnh hai người đàn ông đang nấu cơm bằng cái niêu được treo trên ngọn tre trong hội Hành Thiện. Do niêu cơm không được đặt cố định mà treo lơ lửng, người chơi vừa đi vừa nấu nên sẽ tạo ra hình ảnh có tính có tính chuyển động cao, rất thú vị để chuyển thành tranh vẽ.