Slide bài giảng ngữ văn 7 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt trang 62

Slide điện tử tiết: Thực hành tiếng việt trang 62. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 7 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV đặt câu hỏi kiểm tra lại kiến thức của HS:

    + Từ “Nam quốc sơn hà” là từ thuần Việt hay từ mượn?

    + Nếu là từ mượn, thì mượn của nước nào?

    + Em hiểu từ Hán Việt là từ như thế nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Từ Hán Việt 
  • Gợi ý giải bài tập trong SGK
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Từ Hán Việt

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Từ Hán Việt là gì? Làm thế nào để xác định nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt?

Nội dung ghi nhớ:

1. Từ Hán Việt

- Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt, có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng hệ chữ Quốc ngữ và âm đọc là âm đọc tiếng Việt.  

2. Cách xác định nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

- Tách từng từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét.

- Tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách ra ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.

- Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

Hoạt động 2: Gợi ý giải bài tập trong SGK

Nhiệm vụ 1: BT1 SGK/62

GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện bài tập 1, trong đó, mỗi nhóm thực hiện một câu với lần lượt các yêu cầu:

+ Tìm từ Hán Việt trong những câu trích trong tùy bút Cây tre Việt Nam.

+ Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.

Nội dung ghi nhớ:

+ Tìm từ Hán Việt trong những câu đã cho: thanh cao, giản dị, khai hoang, nông dân, bất khuất.

+ Xác định nghĩa của các từ Hán Việt và nghĩa của các yếu tố cấu tạo:

· Thanh cao: trong sạch và cao thượng (thanh: trong sạch, thuần khiết, cao: hơn hẳn mức bình thường về phẩm chất).

· Giản dị: không cầu kỳ, phức tạp, rườm rà (giản: gọn, sơ lược, không phức tạp; dị: dễ dàng).

· Khai hoang: khai phá vùng đất chưa được con người sử dụng (khai: mở, mở rộng, phát triển; hoang: vùng đất chưa được con người sử dụng).

· Nông dân: người lao động sản xuất nông nghiệp (nông: nghề làm ruộng; dân: người sống trong một khu vực địa lý hoặc hành chính).

· Bất khuất: không chịu khuất phục (bất: không; khuất: chịu quy phục).

Nhiệm vụ 2: BT2 SGK/62

GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo nhóm: phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt trong các từ Hán Việt đã cho, yêu cầu mỗi nhóm giải quyết một trường hợp đồng âm.

- GV phát cho HS các nhóm Phiếu bài tập để HS hoàn thành:

Phiếu bài tập

Họ và tên:.......................................................................

Nhóm:.......................

Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt trong các từ Hán Việt sau:

Trường hợp a: Giác

Trường hợp c: Thiên

 

 

Trường hợp b: Lệ

Trường hợp d: Trường

 

 

 

Nội dung ghi nhớ:

Phiếu bài tập

Họ và tên:.......................................................................

Nhóm:.......................

Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt trong các từ Hán Việt sau:

Trường hợp a: Giác

Trường hợp c: Thiên

- Trong tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác có nghĩa là: góc.

- Trong khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác có nghĩa là: phản ứng, cảm nhận của các bộ phận cơ thể chuyên tiếp nhận kích thích từ bên ngoài.

- Trong thiên lý, thiên lý mã, thiên niên kỷ có nghĩa là: nghìn. 

- Trong thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử có nghĩa là: trời, tự nhiên.

- Trong thiên cư, thiên đô có nghĩa là: dời đi nơi khác.

Trường hợp b: Lệ

Trường hợp d: Trường

- Trong luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ có nghĩa là: điều quy định và đã trở thành nếp.

- Trong diễm lệ, hoa lệ, mỹ lệ, tráng lệ có nghĩa là: đẹp.

- Trong trường ca, trường độ, trường kỳ, trường thành có nghĩa là: dài.

- Trong chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường có nghĩa là: nơi diễn ra một loạt hành động nhất định có đông người tham gia.

…………………………………….

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán

B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Câu 3: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

A. Binh khí mới

B. Người lính mới

C. Con người mới

D. Cả ba đáp án trên

Câu 4: Đâu không phải là từ Hán Việt?

A. Xã tắc

B. Sơn thủy

C. Đất nước

D. Giang sơn

Câu 5: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?

A. Thiên lí

B. Thiên kiến

C. Thiên hạ

D. Thiên thanh

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1 - B

Câu 2 - A

Câu 3 - B

Câu 4 - C

Câu 5 - B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1. Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.

Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ về hình ảnh cây tre được thể hiện trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam (Thép Mời), trong đó có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt và chỉ ra nghĩa của các từ đó.