Slide bài giảng ngữ văn 7 cánh diều tiết: Nói và nghe - Trao đổi về một vấn đề
Slide điện tử tiết: Nói và nghe - Trao đổi về một vấn đề. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 7 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN
TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ
Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.
Bài soạn rút gọn:
Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thân mến!
Giàu nghị lực, trung hậu, đảm đang - đó là những phẩm chất đáng khâm phục của những người mẹ, người vợ các thương binh, liệt sĩ. Trong chiến tranh, họ tiễn chồng, con lên đường đánh giặc, trở thành chỗ dựa tinh thần, hậu phương vững chắc cho người ở tiền tuyến. Nhân vật dì Bảy ở bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương là tiêu biểu cho sự hi sinh thầm lặng, cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
Dì Bảy tên thật là Lê Thị Thỏa, một người phụ nữ quê ở Quảng Ngãi, đã chờ đợi chồng suốt cả cuộc chiến tranh. Chồng hi sinh trong chiến đấu, dì thầm lặng sống một mình cho đến già. Ngày ấy, dượng Bảy – chồng của dì cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra bắc tập kết. Ra miền Bắc rồi lại vào miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Điều không may nhất đã xảy ra, dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Ngày hòa bình, dì đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì nhưng lòng dì không còn rung động nữa. Thấm thoát trôi đi, dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú, thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.
Kể câu chuyện của dì mình, lời người kể luôn nhỏ nhẹ như thì thầm với người đọc. Cách kể ấy vừa thể hiện được tình cảm, thái độ quý trọng, kính cẩn thiêng liêng của người cháu; vừa tái hiện sự hi sinh thầm lặng, sự chịu đựng âm thầm, bền bỉ, dẻo dai, lặng lẽ, “biết hi sinh nên chẳng nhiều lời” của những người phụ nữ Việt Nam.
Dì Bảy trong bài tản văn giống hình tượng hòn Vọng Phu vì ở dì là sự hi sinh, chờ đợi, thương yêu người chồng nơi chiến trận của mình. Dù biết chồng đã hi sinh, dì vẫn ôm ấp lấy quá khứ ấy. Ở dì là sự hi sinh cao cả thầm lặng, đại diện của những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
Trong lịch sử nước ta, hàng triệu người đã cầm gươm, cầm súng ra trận để giữ vững nền độc lập. Đằng sau họ là những bà mẹ, người vợ, người chị em đã lặng lẽ hi sinh, tiếp sức mạnh cho cả dân tộc. Đó là mẹ Suốt, mẹ Tơm, mẹ Thứ, những bà bủ, bà bầm, bà má Hậu Giang,…
Đâu đó, hằng ngày ta vẫn còn nghe, được thấy những lời nói chưa hay, việc làm chưa đúng, ứng xử chưa phải của các cô gái trẻ, các bà mẹ già…Nhưng sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người phụ nữ luôn giàu lòng trắc ẩn và đức hi sinh. Bản chất, phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam tự bao đời nay vẫn luôn hàm chứa những giá trị cao đẹp, nhân văn và cao cả. Sự hi sinh của “một nửa đất nước” vẫn luôn tồn tại, giá trị con người không bị đảo lộn; truyền thống cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn được phát huy dù trong bất kì điều kiện, hoàn cảnh nào.
Mỗi lần đọc Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương, tôi không khỏi ngậm ngùi thương cảm đan xen niềm cảm phục vô bờ. Cảm phục, biết ơn người chiến sĩ đã hi sinh máu xương của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Cảm thương cho những người vợ, người mẹ liệt sĩ sống trong cô đơn, buồn nhớ suốt phần đời còn lại. Được hưởng hòa bình từ bao mất mát hi sinh của các thế hệ cha anh, mỗi chúng ta hôm nay phải có những hành động thiết thực, hiệu quả trong việc đền ơn đáp nghĩa gia đình liệt sĩ; biết quan tâm, yêu thương, sẻ chia với người ở lại để an lòng người từ thế giới bên kia.
Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe phần trình bày của tôi.