Slide bài giảng mĩ thuật 6 kết nối bài 9: Sáng tạo mĩ thuật với trò chơi dân gian
Slide điện tử bài 9: Sáng tạo mĩ thuật với trò chơi dân gian. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9: SÁNG TẠO MĨ THUẬT VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi khởi động:
Kể tên một số trò chơi dân gian (ô ăn quan, kéo co, đẩy gậy,...) ? Và giới thiệu về cách chơi của các trò chơi đó ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan sát: một số phắc thảo dáng người tham gia trò chơi dân gian
- Thể hiện
- Thảo luận
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát: một số phắc thảo dáng người tham gia trò chơi dân gian
GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu:
- Em đã chơi trò chơi dân gian nào có trong SGK?
- Khi thể hiện dáng người, cần chú ý đến điều gì?
- Để thể hiện được đặc điểm trò chơi dân gian, cần làm gì?
Nội dung ghi nhớ:
+ Có rất nhiều dáng người thể hiện về hoạt động trò chơi dân gian như ngồi, đứng choãi chân đẩy gậy hoặc kéo co, nhảy sạp....
+ Khi thể hiện dáng người, cần chú ý đến động tác, mối tương quan tỉ lệ giữa đầu, thân, tay, chân, sao cho hài hoà, thuận mắt.
+ Để thể hiện được đặc điểm trò chơi dân gian, cần chú ý đến động tác, biểu cảm bộc lộ sự thoải mái và vui vẻ của người chơi.
2. Thể hiện.
Nhiệm vụ 1: GV đưa ra câu hỏi:
- Nêu các bước thực hiện một bức tranh có hình ảnh về trò chơi dân gian.
- Tạo hình một sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Trò chơi dân gian theo hình thức vẽ hoặc in
Nội dung ghi nhớ:
* Các bước thực hiện:
- Bước 1: Phác hình có thể hiện ý tưởng, có hình chính, hình phụ.
- Bước 2: Vẽ màu vào bức tranh.
- Bước 3: Vẽ nét trang trí và hoàn thiện.
* Em vẽ tranh về trò chơi Nhảy lò cò:
3. Thảo luận
GV đưa ra câu hỏi:
- Sản phẩm của bạn thể hiện trò chơi dân gian nào?
- Bạn đã sử dụng hình thức thể hiện nào trong sản phẩm mĩ thuật?
- Bạn thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
Nội dung ghi nhớ:
- Sản phẩm của em thể hiện trò chơi Nhảy lò cò
- Em đã dùng màu đất vẽ trên giấy để thể hiện
- Em thích bức tranh vẽ về trò chơi trốn tìm nhất, vì bạn vẽ và dùng màu rất ấn tượng, sinh động:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Đây là tên trò chơi dân gian nào ?
- Bóng chuyền
- Ô ăn quan
- Bóng đá
- Nhảy dây
Câu 2: Đâu không phải một trò chơi dân gian của Việt Nam ?
- Kéo co
- Erubik
- Trồng nụ trồng hoa
- Đẩy gậy
Cây 3: Có mấy bước để thực hiện một bức tranh về trò chơi dân gian ?
- 6 bước
- 5 bước
- 3 bước
- 2 bước
Câu 4: Vào ngày Trung Thu thì trẻ em thường có hoạt động gì ?
- Rước đèn lồng
- Nhận lì xì
- Đi chúc tết
- Nhận quà
Câu 5: Trò chơi dân gian nào không dùng sức mạnh đôi chân là chủ yếu:
Trồng nụ trồng hoa.
Nhảy dây.
Rước đèn.
Nhảy bao bố.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | B | C | A | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thực hiện vẽ một bức tranh về một trò chơi dân gian mà em yêu thích ?
Câu 2: Trình bày và giới thiệu về tác phẩm của mình trước lớp và lắng nghe nhận xét của giáo viên ?