Slide bài giảng mĩ thuật 6 kết nối Bài 8: Mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử

Slide điện tử Bài 8: Mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 8: MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ TIỀN SỬ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV đặt câu hỏi khởi động:

Kể tên một số tác phẩm mĩ thuật ở Việt Nam có từ thời kì tiền sử mà em biết ?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  1. Quan sát: một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử 
  2. Thể hiện 
  3. Thảo luận
  4. Luyện tập
  5. Vận dụng

 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Quan sát: một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử 

  • Mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử được biết đến qua đâu?
  • Di sản mĩ thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam chủ yếu là gì?
  • Các di sản của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử tập trung ở đâu?

Nội dung ghi nhớ:

- Mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử được biết đến qua một số di sản mĩ thuật của nền văn hoá Tràng An (khoảng 300.000 năm trước Công nguyên), Hoà Bình (khoảng 10.000 năm trước Công nguyên), Bắc Sơn (10 000 - 8000 năm trước Công nguyên),...

- Di sản mĩ thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam chủ yếu là hình khắc trên hang động, xương thú và đồ đá như: rìu đá, chày và bàn nghiền đá,...

- Các di sản của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử tập trung ở một số địa điểm nào: Tràng An, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa,..

2. Thể hiện.

Nhiệm vụ 1: GV đưa ra câu hỏi:

  • Nêu các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật mô phỏng rìu đá.
  • Mô phỏng về một di sản mỹ thuật Việt Nam thời kỳ tiền sử em yêu thích từ vật liệu sẵn có

Nội dung ghi nhớ:

* Các bước thực hiện:

- Bước 1: Gấp giấy tạo hình lưỡi rìu

- Bước 2: Lựa chọn màu, miết đất nặn lên lưỡi rìu.

- Bước 3: Miết đất nặn lên que gỗ tạo cán rìu.

- Bước 4: Buộc phần lưỡi rìu vào cán rìu

- Bước 5:  Chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm.

BÀI 8: MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ TIỀN SỬ

Hình khắc trên vách đá hang Đồng Nội (sản phẩm mĩ thuật từ giấy).

Hoạt động 3. Thảo luận

GV đưa ra câu hỏi:

  • Hãy kể tên những di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử mà bạn biết. 
  • Nêu công dụng của di sản thời kì tiền sử trong cuộc sống của người Việt cổ.
  • Bạn ấn tượng với thể loại di sản mĩ thuật nào của Việt Nam thời kì tiền sử?

Nội dung ghi nhớ:

 

1. Hình khắc trên đá hang Đồng Nội, Hòa Bình

BÀI 8: MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ TIỀN SỬ

2. Dao găm

BÀI 8: MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ TIỀN SỬ

- Các di sản đa phần là những vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày của con người: dao, búa, rìu...chúng giúp họ săn bắt, hái lượm, thực hiện những nhu cầu cơ bản của cuộc sống

- Em ấn tượng với các di sản về vật dụng hàng ngày của mỹ thuật Việt Nam thời tiền sử, tuy hồi đó công cụ, kiến thức còn thô sơ, nhưng đó vẫn là những sản phẩm mang tính thẩm mỹ nhất định, ví dụ: trâm cài tóc của phụ nữ, vòng tay, vòng chân, vòng cổ, hoa tai...

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài

Câu 1: Đâu không phải một nền văn hóa Việt Nam thời kì tiền sử ? 

  1. Tràng An 
  2. Bắc Sơn 
  3. Hòa Bình 
  4. Viêng Chăm

Câu 2: Phạm vi của các di sản của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử là ở khu vực nào ?

A. Phân bố chủ yếu ở miền Bắc.

B. Rộng khắp đất nước.

C. Phân bố chủ yếu ở miền Trung. 

D. Phân bố chủ yếu ở vùng núi.      

Câu 3: Đâu không phải chất liệu của di sản mĩ thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam ? 

  1. Đá
  2. Xương thú
  3. Kim cương
  4. Vỏ sò 

Câu 4: Hình ảnh của những di sản mĩ thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam là gì ?

  1. Mặt người, động vật 
  2. Chữ viết 
  3. Tranh trừu tượng 
  4. Tranh phong cảnh 

Câu 5: Đâu không phải một vật dụng thời kì tiền sử ở Việt Nam có ý thức mĩ thuật sơ khai ? 

  1. Rìu đá
  2. Chày đá
  3. Đồ trang sức bằng xương 
  4. Tranh vẽ 

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

A

C

A

D

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em ấn tượng với tác phẩm mĩ thuật nào của Việt Nam từ thời tiền sử ? Vì sao ?

Câu 2: Thực hiện mô phỏng lại tác phẩm mĩ thuật đó bằng vật liệu sẵn có ?