Slide bài giảng mĩ thuật 6 kết nối bài 3: Tạo hình ngôi nhà

Slide điện tử bài 3: Tạo hình ngôi nhà. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3: TẠO HÌNH NGÔI NHÀ

KHỞI ĐỘNG

GV nêu câu hỏi khởi động bài học:

  • Em hãy miêu tả cho các bạn nghe về ngôi nhà yêu thương của mình.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  1. Hình dáng ngôi nhà
  2. Sự khác nhau về hình dáng, kết cấu, chất liệu tạo dựng ngôi nhà ở mỗi vùng, miền
  3. Tác giả Bùi Xuân Phái và bức tranh “Phố
  4. Luyện tập
  5. Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình dáng ngôi nhà

Trình bày hình dáng ngôi nhà

Nội dung ghi nhớ:

- Nhà sàn Sơn La: được xây trên những cây cột nhỏ, chắc chắn phía trên mặt đất, kiến trúc đơn giản, không quá cầu kỳ, dưới tầng là nơi vệ sinh cá nhân, trên tầng để sinh hoạt

- Nhà rường Thừa Thiên Huế: Theo em tìm hiểu được, thì nhà rường được làm từ thân gỗ cây mít, gỗ chò, gỗ táu...nhà rường Huế có nét mảnh dẻ, có cột nhỏ, mái thẳng và mỏng, được điểm tô qua những nét nhấn bằng các loại hồi văn uốn lượn theo mô-típ long hóa, giao hóa hay hoa lá cách điệu trên đường nóc hoặc các góc mái. Mái vòm ở trên khá thấp, được hạ thấp hơn ở phần hiên nhà. Nhà có khuôn viên rộng ở bề ngang

- Nhà rông tỉnh Kon Tum: được thiết kế theo kiểu truyền thống với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá với những hoa văn, họa tiết sắc sảo. Đặc điểm nổi bật dễ dàng nhận ra mái nhà rông cao vút, nổi bật giữa không gian, mái nhà được cấu trúc theo hình elip để tránh sức cản gió tối ưu. Thoạt nhìn, phần mái có vẻ như mất cân đối so với cấu tạo tổng thể của nhà Rông nhưng nó lại tạo ra sự thanh thoát, khác biệt giữa những mái nhà sàn của cư dân trong cộng đồng

- Nhà cổ Đồng Tháp: Theo như em tìm hiểu, đây là nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, kiến trúc Đông - Tây kết hợp, lúc đầu là kiến trúc ba gian của kiểu truyền thống của Tây Nam Bộ, tuy nhiên sau năm 1917 được trùng tu lại (như ảnh trên) thì  bên ngoài lại đặc sệt kiến trúc Pháp cổ , thể hiện ở hoa văn trên nóc, và cả những cột nhà hình mái vòm,tuy nhiên bên trong lại là kiến trúc của mỹ thuật truyền thống Trung Hoa. 

* Xung quanh 4 ngôi nhà đều có cây cối mọc um tùm, khá rậm rạp, tuy nhiên vẫn đủ khoảng trống rộng và thoải mái cho những ngôi nhà

* Quê em ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nên những ngôi nhà thường là nhà cấp 4, mái ngói, bên trong khá rộng, có chia làm 2 khu vực: nhà và sân vườn. Thường khu vực sân vườn sẽ rộng hơn  nhà rất nhiều, phục vụ cho nhu cầu trồng trọt, sinh hoạt của người dân.

2. Sự khác nhau về hình dáng, kết cấu, chất liệu tạo dựng ngôi nhà ở mỗi vùng, miền

Trình bày về sự khác nhau về hình dáng, kết cấu, chất liệu tạo dựng ngôi nhà ở mỗi vùng, miền

Nội dung ghi nhớ:

- Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, cây tre thường gắn với nhà cửa vì tre dễ trồng, mọc thành bụi, thân cứng chắc, dễ uốn, phù hợp để làm hàng rào, cột nhà, hoặc lợp mái.

- Ở vùng duyên hải miền Trung, cây dừa thường được sử dụng vì lá dừa có thể dùng để lợp mái, thân dừa làm cột nhà.

- Ở vùng Tây Nguyên, cây nứa và gỗ từ rừng là nguyên liệu chính để dựng nhà sàn, do đặc trưng của địa hình và môi trường tự nhiên.

- Ở vùng Nam Bộ, cây dừa nước được sử dụng nhiều để lợp mái nhà, làm vách nhà vì cây dễ tìm thấy trong môi trường sông nước của vùng này.

* Tìm sự khác nhau về hình dáng, kết cấu, chất liệu tạo dựng ngôi nhà ở mỗi vùng, miền:

- Miền Bắc:

+ Hình dáng: Nhà thường có kiến trúc thấp, mái dốc hai bên để thoát nước mưa tốt.

+ Kết cấu: Nhà thường xây bằng gạch, đá, khung gỗ.

+ Chất liệu: Thường dùng gạch, đá, gỗ và ngói đất nung để xây dựng, phù hợp với khí hậu có mùa đông lạnh.

- Miền Trung:

+ Hình dáng: Nhà thường có mái dốc cao, để tránh bão và thoát nước nhanh.

+ Kết cấu: Thường là nhà 3 gian, khung gỗ chắc chắn, mái lợp lá dừa, tranh hoặc ngói.

+ Chất liệu: Sử dụng gỗ, tre, nứa, và lá dừa để xây dựng, phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bão lũ thường xuyên.

- Miền Nam:

+ Hình dáng: Nhà thường là nhà sàn hoặc nhà cấp 4, mái lợp bằng tôn hoặc lá dừa nước.

+ Kết cấu: Nhà thường xây dựng trên cọc cao để tránh ngập nước do vùng sông nước.

+ Chất liệu: Sử dụng gỗ, tre, lá dừa nước, vật liệu nhẹ và dễ kiếm trong vùng sông nước, giúp nhà mát mẻ và thích nghi với khí hậu nóng ẩm quanh năm.

- Tây Nguyên:

+ Hình dáng: Nhà sàn cao, dài và rộng, đặc trưng của các dân tộc thiểu số ở vùng này.

+ Kết cấu: Khung nhà bằng gỗ, nền nhà sàn cao, mái lợp bằng lá hoặc ngói.

+ Chất liệu: Sử dụng gỗ, tre, nứa, và lá cây từ rừng xung quanh, phù hợp với điều kiện sinh hoạt và môi trường sống của đồng bào dân tộc.

3. Tác giả Bùi Xuân Phái và bức tranh “Phố

Trình bày về bức tranh phố và tác giả Bùi Xuân Phái

Nội dung ghi nhớ:

- Bùi Xuân Phái  (1920 - 1988) là họa sĩ chuyên vẽ chất liệu sơn dầu. Các sáng tác của ông về đề tài phố cổ Hà Nội đã tạo nên dấu ấn đặc biệt trong nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam.

- Tranh “Phố” của họa sĩ Bùi Xuân Phái chủ yếu thể hiện nét đẹp của 36 phố cổ trên Hà Nội. Hình ảnh trong tranh ông khá đơn giản, nó là những ngôi nhà cổ kính và cũ kỹ san sát nhau, điểm xuyết với một vài người đi trên phố. 

 - Những hình đó được thể hiện qua các mảng màu trong tranh. Chúng thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Tất cả gợi lên những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuâng trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.

- "Phố Phái" trong tranh Bùi Xuân Phái là phố mà dường như cũng không phải phố. Phố cổ Hà Nội không ồn ào, sầm uất mà lặng lẽ và lâu bền, giản dị và thân thiết. Đó chỉ là những ngôi nhà cũ kỹ với mái ngói rêu phong, một vài gánh hàng rong, một gánh hàng nước quạnh hiu... gợi lên nhiều xúc cảm thân quen.

- Là những đường viền đậm nét kết hợp cùng các mảng màu lớn. Các tranh của ông hầu hết là mang gam màu cổ kính, nhuốm màu thời gian, là những gam màu trầm, gợi khung cảnh phố cổ hoài niệm, bình yên.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Đặc điểm của thể loại tranh in độc bản là:

A.Chỉ có một bản duy nhất

B. Được in từ bề mặt không thấm nước

C. Được bôi vẽ bằng màu hay mực in 

D. A, B, C đều đúng

Câu 2: Nguyên lí tương phản trong mỹ thuật gồm mấy đặc điểm

A.3                                                B. 4.

C. 5                                               D. 6

Câu 3: Họa sĩ nổi tiếng với những sáng tác về đề tài phố cổ Hà Nội là:

A. Nguyễn Gia Trí

B. Bùi Xuân Phái

C. Tô Ngọc Vân

D. Trần Văn Cẩn

Câu 4: Phố trong tranh của Bùi Xuân Phái có đặc điểm:

A. Có những mảng màu lớn 

B. Sử dụng đường viền đậm nét

C. Thể hiện những mái nhà nhấp nhô ngói thẫm, chiếc xe bò, ...

D. A,B,C đều đúng

Câu 5: Đề tài nào của họa sĩ Bùi Xuân Phái đã tạo nên những dấu ấn đặc biệt trong nền mĩ thuật Việt Nam hiện đại?

A. Phố cổ Hội An

B. Hoa sen

C. Phố cổ Hà Nội

D. Làng quê Việt Nam

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

A

B

D

C

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy mô tả ngôi nhà mơ ước của em sẽ như thế nào, bao gồm màu sắc, hình dáng và các chi tiết trang trí?

Câu 2: Nếu em được trang trí ngôi nhà của mình với các họa tiết từ văn hóa dân tộc, em sẽ chọn những họa tiết nào và tại sao?

Câu 3: Hãy liên hệ bài học "Tạo hình ngôi nhà" với thực tế: Em sẽ áp dụng kiến thức gì từ bài học để trang trí hoặc cải tạo không gian sống của mình?