Slide bài giảng mĩ thuật 6 kết nối bài 6: Thiết kế đồ chơi
Slide điện tử bài 6: Thiết kế đồ chơi. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6: THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV nêu câu hỏi khởi động bài học:
Kể tên một số đồ chơi mà em yêu thích ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan sát: một số sản phẩm thiết kế đồ chơi
- Thể hiện
- Thảo luận
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát: Một số sản phẩm thiết kế đồ chơi
Thiết kế đồ chơi thuộc lĩnh vực nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Thiết kế đồ chơi thuộc lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng, trong đó tạo dáng, chế tạo đồ chơi, lắp ghép mô hình, sử dụng vật liệu tạo sản phẩm theo các quy tắc an toàn khi sử dụng.
- Thể hiện
Hoạt động 1: Các bước thực hiện đồ chơi đá bóng
- Nêu các bước thực hiện đồ chơi đá bóng.
- Em sẽ thiết kế loại đồ chơi nào?
- Em sử dụng chất liệu gì để thực hiện sản phẩm?
Nội dung ghi nhớ:
* Các bước thực hiện đồ chơi đá bóng”:
- Bước 1: Trổ hộp giấy thành hình đồ chơi đá bóng và cài que gỗ.
- Bước 2: Trang trí đồ chơi mô phỏng sân bóng
- Bước 3: Trang trí hình hai cầu thủ lên tấm bìa
- Bước 4: Gắn hình cầu thủ vào que gỗ và hoàn thiện sản phẩm
* Em sẽ thiết kế một trò chơi mà em hay chơi cùng các bạn ở trường học như: máy bay, ô tô...
* Em sẽ sử dụng giấy, màu vẽ, que tre,...
Nhiệm vụ 2: Thiết kế đồ chơi bằng vật liệu sẵn có
- Hai sản phẩm Chơi cầu lông và Chơi bóng rổ có cách thiết kế khác nhau như thế nào? Không gian trong sản phẩm Chơi cầu lông được bạn Lê Mỹ Hằng tạo ra bằng cách gì?
- Vật liệu được các bạn sử dụng là gì?
- Màu sắc sân bóng rổ được bạn Võ Ngọc Huy sử dụng theo nguyên lí cân bằng hay tương phản?
Nội dung ghi nhớ:
* Cách thiết kế khác nhau:
- Chơi cầu lông: Sản phẩm của bạn Lê Mỹ Hằng được thiết kế như một khung hộp 3D, trong đó các nhân vật và bối cảnh (cây cối) được đặt trong một không gian hộp để tạo ra chiều sâu. Nhân vật và cảnh vật được cắt ra và dựng đứng, tạo cảm giác đang chuyển động trong không gian.
- Chơi bóng rổ: Sản phẩm của bạn Võ Ngọc Huy được thiết kế theo kiểu mô hình 3D, trong đó các nhân vật và sân bóng rổ được dựng lên bằng vật liệu cứng. Sản phẩm này tập trung vào chi tiết và động tác của nhân vật khi chơi bóng rổ.
* Không gian trong sản phẩm "Chơi cầu lông":
- Bạn Lê Mỹ Hằng đã tạo ra không gian bằng cách sử dụng một khung hộp 3D để dựng lên các nhân vật và cảnh vật. Cách sắp xếp các nhân vật trong khung hộp giúp tạo ra cảm giác về không gian và chiều sâu, mang đến cho người xem cảm giác như đang nhìn vào một khung cảnh thật.
* Vật liệu sử dụng:
- Chơi cầu lông: Vật liệu có thể bao gồm giấy, màu vẽ, và hộp giấy hoặc bìa cứng để tạo khung hộp 3D.
- Chơi bóng rổ: Vật liệu có thể bao gồm dây kim loại (để làm khung cho nhân vật), đất sét hoặc chất liệu tương tự (để tạo hình nhân vật và sân bóng), màu vẽ, và các vật liệu khác như giấy cứng hoặc bìa cứng để tạo các chi tiết nhỏ như quả bóng và lưới.
* Màu sắc sân bóng rổ:
- Màu sắc sân bóng rổ trong sản phẩm "Chơi bóng rổ" được bạn Võ Ngọc Huy sử dụng theo nguyên lí tương phản. Màu đỏ của sân và màu xanh của khu vực quanh lưới đối lập với màu trắng đen của nhân vật
3. Thảo luận
- Bạn đã sử dụng những đồ vật, vật liệu gì để thiết kế đồ chơi?
- Sản phẩm đồ chơi bạn làm ra thể hiện nội dung gì?
- Loại trò chơi nào phù hợp với đồ chơi của bạn?
- Hãy chia sẻ, trao đổi về sản phẩm của các thành viên theo nhóm.
Nội dung ghi nhớ:
- Em đã dùng que kem, giấy và màu vẽ, bìa các tông để thiết kế trò chơi trên
- Sản phẩm của em thể hiện hoạt động chơi cầu lông mà chúng em thường chơi mỗi giờ giải lao hoặc học thể dục ở trường
- Bộ môn cầu lông phù hợp với sản phẩm của em
- Học sinh cùng trao đổi, hỗ trợ nhau và góp ý cho nhau về sản phẩm của mình
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Đau không phải tên một loại đồ chơi ?
- Đèn lồng
- Đèn ông sao
- Đèn pin
- Ô tô đồ chơi
Câu 2: Để thực hiện đồ chơi đá bóng bao gồm có mấy bước ?
- 2 bước
- 3 bước
- 4 bước
- 5 bước
Câu 3: Đồ chơi dưới đây được làm bằng chất liệu gì ?
- Nhựa
- Giấy
- Gỗ
- Thủy tinh
Câu 4: Bước đầu tiên của làm đồ chơi đá bóng là gì ?
- Trổ hộp giấy thành hình đồ chơi đá bóng và cài que gỗ
- Trang trí đồ chơi mô phỏng sân bóng
- Trang trsi hình ảnh hai cầu thủ lên tấm bìa
- Gắn hình cầu thủ lên quê gỗ và hoàn thiện sản phẩm
Câu 5: Đâu không phải tên một trò chơi ?
- Đá bóng
- Cầu lông
- Bóng rổ
- Bóng cây
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | C | B | A | D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tạo ra một món đồ chơi bằng những vật liệu sẵn có ?
Câu 2: Giới thiệu về tên sản phẩm và cách chơi đồ chơi của em cho các bạn cùng lớp ?