Slide bài giảng mĩ thuật 6 kết nối bài 5: Taọ hình hoạt động trong nhà trường

Slide điện tử bài 5: Taọ hình hoạt động trong nhà trường. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

BÀI 5: TẠO HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NHÀ TRƯỜNG

KHỞI ĐỘNG

GV nêu câu hỏi khởi động bài học:

  • Trong trường học, em thường tham gia những hoạt động gì?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  1. Những hoạt động ở trường của em
  2. Tìm hiểu về hai bức tranh “Học”, “Về đích
  3. Các bước sáng tạo về phù điêu đắp nổi
  4. Luyện tập
  5. Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Những hoạt động ở trường của em

Trình bày các hoạt động ở trường của em

Nội dung ghi nhớ:

* Những hoạt động ở trường em:

- Học tập: thực hành thí nghiệm sinh học, hóa học, đi triển lãm tranh...

- Thể thao: nhảy dây, đá cầu, đá bóng,...

- Từ thiện: quyên góp sách vở, quần áo mùa đông cho trẻ em vùng sâu vùng xa...

2. Tìm hiểu hai bức tranh

Trình bày tìm hiểu của em về hai bức tranh Học và Về đích

Nội dung ghi nhớ:

+ Tranh Học tổ của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được vẽ bằng những mảng màu lớn, đơn giản. Bức tranh có sự cân đối giữa mảng sáng, mảng đậm. Ánh sáng tập trung trên các khuôn mặt và giữa tranh. Bức tranh cho thấy vẻ đẹp mộc mạc, đơn giản, trong sáng và không khí học tập say sưa, chăm chỉ.

+Tranh Về đích có vẻ đẹp khỏe khoắn trong cách vẽ. Bức tranh được diễn tả bằng những vệt màu, nét bút mạnh mẽ. Ánh sáng tập trung vào nhóm HS giữa tranh làm thu hút, hưởng điểm nhìn của người xem tập trung vào nhóm nhân vật chính.

3. Các bước sáng tạo về phù điêu đắp nổi

Trình bày tìm hiểu về phù điêu đắp nổi và các bước để tạo ra 1 bức phù điêu đắp nổi

Nội dung ghi nhớ:

  • Bức phù điêu đắp nổi trong hình minh họa làm bằng giấy vệ sinh.
  • Các bước sáng tạo phù điêu đắp nổi theo chủ đề:
  • Vẽ phác hình
  • Ngâm giấy vệ sinh vào nước
  • Trộn màu vào giấy đã ngâm
  • Tạo các hỗn hợp màu khác nhau
  • Đắp giấy đã trộn màu lên hình
  • Hoàn thiện sản phẩm

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về tác phẩm mĩ thuật Về đích (SGK Kết nối tri thức trang 24):

A. Bức tranh được diễn tả bằng những vệt màu. 

B. Ánh sáng tập trung vào nhóm học sinh giữa tranh làm thu hút, hướng điểm nhìn của người xem tập trung vào nhóm nhân vật chính. 

C. Bức tranh được diễn tả bằng những nét bút mạnh mẽ. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 2: Sắp xếp các bước thể hiện một sản phẩm đắp nối về chủ đề: Hoạt động trong trường học:

1. Lựa chọn màu sắc để thể hiện sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề.

2. Sắp xếp đường nét, hình mảng, màu sắc. 

3. Vẽ lại một số động tác, dáng người. 

4. Quan sát thực tế hoặc thông qua ảnh chụp, video clip các hoạt động trong trường học. 

A. 1-2-3-3

B. 4-3-2-1.

C. 2-3-1-4.

D. 3-4-1-2. 

Câu 3: Một số ý tưởng có thể được đặt ra khi thể hiện sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Hoạt động trong trường học là:

A. Thể hiện hoạt động vui chơi nào.

B. Tư thế và động tác tiêu biểu của hoạt động vui chơi như thế nào?

C. Ngoài động vui chơi, cần thể hiện thêm các hình ảnh khác cho tác phẩm thêm sinh động. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 4: Hoạt động trong trường học của em là:

A. Học tập. 

B. Thể thao. 

C. Biểu diễn văn nghệ. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng về tác phẩm mĩ thuật Tranh Học tổ - Nguyễn Phan Chánh (SGK Kết nối tri thức trang 24):

A. Được vẽ bằng những mảng màu lớn, đơn giản. 

B. Có sự cân đối giữa mảng sáng và mảng đậm. 

C. Ánh sáng chỉ được tập trung giữa tranh. 

D. Bức tranh cho thấy vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, trong sáng và không khí vui vẻ, hăng say của giờ học tổ. 

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

B

D

D

C

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy vẽ lại một kỷ niệm đáng nhớ trong các hoạt động của nhà trường mà em đã trải qua. Kỷ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?

Câu 2: Em hãy vẽ một bức tranh về một buổi học ngoại khóa tại một địa điểm trong khuôn viên nhà trường. Em sẽ sử dụng những yếu tố nào để làm nổi bật vẻ đẹp của địa điểm đó?