Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Slide điện tử Bài 9: Văn hoá tiêu dùng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn KTPL 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9: VĂN HÓA TIÊU DÙNG
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về những nét đặc sắc của văn hóa tiêu dùng trong dịp Tết ở mỗi vùng miền ở nước ta...
Trả lời rút gọn:
Tết cổ truyền ở miền Bắc
Nhắc đến tết cổ truyền ở miền Bắc, người ta thường nghĩ ngay đến mâm cỗ truyền thống. Với người dân miền Bắc, mâm cỗ ngày tết phải có các món bánh chưng, gà luộc, chả giò, dưa hành và một số món phụ khác. Bánh chưng được xem là biểu tượng, là linh hồn của mâm cỗ ngày tết, nên gói bánh chưng đã trở thành phong tục không thể thiếu. Tết đến, người miền Bắc thường nhắc nhau câu: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh", những thứ đặc trưng phải có trong ngày tết. Mâm cỗ ngày tết của người dân miền Bắc không chỉ thể hiện nét đẹp truyền thống, mà còn thể hiện nét văn hóa bởi sự khơi gợi, đánh thức các giác quan của người thưởng thức.
Tết cổ truyền ở miền Trung
Người dân miền Trung có mâm cỗ ngày tết với nhiều món ăn đặc sản và dân dã như cơm trắng, cá kho, gà luộc, chả ram, canh bún, rau sống. Bánh tét là loại bánh đặc trưng vào ngày tết cổ truyền ở miền Trung. Một phong tục của người miền Trung là khi nấu đồ cúng phải nêm mà không nếm, để để ông bà tổ tiên thưởng thức trước, dẫn đến một số món ăn không hợp khẩu vị.
Tết cổ truyền ở miền Nam
Tết ở miền Nam rơi vào mùa khô, mâm cỗ thường đơn giản với các món nguội. Trên mâm cỗ của người miền Nam thường có 3 món chính là bánh tét, bánh tráng và thịt kho tàu. Bánh tét, đặc biệt là bánh tét tím làm từ lá cẩm, là món ăn không thể thiếu. Thịt kho tàu được làm từ thịt heo ngon, hầm với nước dừa, thường ăn kèm với rau cuốn bánh tráng. Mùng 3 tết, các gia đình miền Nam thường đổi món sang gà, cá, bò. Một số gia đình vùng quê còn ăn cháo cá ám, cá lóc nướng vào dịp tết.
KHÁM PHÁ
1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc trường hợp và Trả lời câu hỏi:
Hình ảnh, Trường hợp (Trang 59, 60 SGK)
a. Em hãy cho biết mỗi hình ảnh và trường hợp trên để cập đến hoạt động tiêu dùng sản phẩm nào?
b. Theo em, việc tiêu dùng đó có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trả lời rút gọn:
a. Mỗi hình ảnh và trường hợp trên để cập đến hoạt động tiêu dùng sản phẩm:
- Mua sắm thực phẩm
- Pin năng lượng mặt trời.
b. Tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Cụ thể:
- Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
- Tiêu dùng góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
2. Văn hóa tiêu dùng và vai trò của văn hóa tiêu dùng.
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp và Trả lời câu hỏi:
Thông tin, Trường hợp (Trang 60, 61 SGK)
a. Em hãy cho biết những giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia Châu Á được thể hiện như thế nào ở thông tin trên.
b. Em hãy làm rõ vai trò của văn hóa tiêu dùng được thể hiện ở mỗi thông tin và trường hợp trên.
Trả lời rút gọn:
a. Những giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia Châu Á được thể hiện:
- tại Nhật Bản hàng năm thường ăn trứng cá trích, rong biển, bán cám khoai lang nghiền, hạt dẻ....
- Tại Hàn Quốc: canh bánh gạo, mì khoai lang với thịt và rau củ, sườn lợn sốt,..
b. Vai trò của văn hóa tiêu dùng trong mỗi thông tin và trường hợp
- Đoạn thông tin trên phản ánh: văn hóa tiêu dùng góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.
TRƯỜNG HỢP | NỘI DUNG PHẢN ÁNH |
Trường hợp 1 | văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm (thông qua việc: tìm hiểu thị hiếu, tâm lí, thói quen của người tiêu dùng). |
Trường hợp 2 | Văn hóa tiêu dùng góp phần định hướng cho sản xuất và thay đổi phong cách tiêu dùng. Cụ thể: trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; từ đó, các doanh nghiệp cũng thay đổi định hướng, tập trung sản xuất các sản phẩm có yếu tố “xanh” và”bền vững”. |
Trường hợp 3 | văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế về giá bán sản phẩm (tâm lí tiêu dùng, đối tượng khách hàng của mỗi thị trường khác nhau sẽ cho cách định giá khác nhau ở mỗi sản phẩm). |
3. Một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp cây dựng văn hóa tiêu dùng.
a. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin trường hợp (trang 62,63 SGK) và Trả lời câu hỏi:
a. Em hãy cho biết những hình ảnh, thông tin và trường hợp trên đề cập đến đặc điểm văn hóa tiêu dùng nào?
b. Ngoài những đặc điểm trên, theo em, văn hóa tiêu dùng Việt Nam còn có những đặc điểm nào?
Trả lời rút gọn:
a. Những hình ảnh, thông tin và trường hợp trên đề cập đến đặc điểm văn hóa tiêu dùng:
- Gói bánh chưng ngày tết
- Tổ chức gói bánh chưng, bánh giàu ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
- Mua hàng hóa ở chợ truyền thống...
b. Văn hóa tiêu dùng Việt Nam còn có những đặc điểm là tính kế thừa, tính giá trị và tính thời đại
b. Các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng
Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin trường hợp (trang 64 SGK) và Trả lời câu hỏi:
a. Em hãy cho biết mỗi thông tin và trường hợp trên đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam của chủ thể nào?
b. Theo em mỗi biện pháp có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam? Ngoài những biện pháp trên, em hãy kể tên một số biện pháp khác về xây dựng văn hóa tiêu dùng.
c. Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng của bạn H? Nếu là bạn H em sẽ đưa ra lời khuyên tiêu dùng như thế nào?
d. Là học sinh em cần làm gì để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?
Trả lời rút gọn:
a. Mỗi thông tin và trường hợp trên đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam của chủ thể doanh nghiệp X, bạn H.
b.
- Theo em mỗi biện pháp có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.
- Một số biện pháp khác về xây dựng văn hóa tiêu dùng: đẩy mạnh tuyên truyền các nét đẹp văn hóa tiêu dùng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa.....
c.
- Hành vi tiêu dùng của bạn H là hoang phí, không giữ gìn nét đẹp truyền thống mà còn mua sắm những món đồ đắt đỏ nước ngoài.
- Nếu là bạn H em sẽ đưa ra lời khuyên tiêu dùng cho bạn một cách hợp lí tiện ích hơn vì ngoài giá cả hàng hóa thì ta vẫn nên giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc tránh hoang phí.
d. Là học sinh em tuyên truyền, học tập tiêu dùng văn minh và tích cực quảng bá tiêu dùng Việt Nam trong và ngoài nước để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam