Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Bạn có thể chia sẻ thông tin về một số vụ việc khiếu nại hoặc tố cáo của công dân mà bạn biết không?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM 

  • Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại
    • Quyền công dân về khiếu nại

    • Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại

  • Quyền và nghĩa vụ công dân về tố cáo
    • Quyền của công dân về tố cáo

    • Nghĩa vụ của công dân về tố cáo 

  • Quả của hành vi vi phạm pháp quyền khiếu nại tố cáo của công dân

  • Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại
  • Quyền và nghĩa vụ công dân về tố cáo
  • Hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại tố cáo của công dân 
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ KHIẾU NẠI

HOẠT ĐỘNG 1: Quyền công dân về khiếu nại

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Quyền khiếu nại của công dân được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Công dân có quyền: 

+ Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại; 

+ Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại; 

+ Được quyền nhận các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.

- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó; nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại; được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo của Luật Tố tụng Hành chính; rút khiếu nại.

HOẠT ĐỘNG 2: Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Bạn có thể tìm hiểu về nghĩa vụ của công dân liên quan đến việc khiếu nại không?

Nội dung ghi nhớ:

- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.

- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lí của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó.

- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Luật Khiếu nại; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỐ CÁO

HOẠT ĐỘNG 1: Quyền của công dân về tố cáo

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Quyền tố cáo của công dân được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.

- Được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo.

- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết; rút tố cáo.

- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

HOẠT ĐỘNG 2: Nghĩa vụ của công dân về tố cáo

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Bạn có thể trình bày nghĩa vụ của công dân trong việc tố cáo không?

Nội dung ghi nhớ:

- Cung cấp thông tin cá nhân; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo; hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu; bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

3. HẬU QUẢ CỦA HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Bạn có thể nêu các biểu hiện của hành vi vi phạm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân không?

Nội dung ghi nhớ:

- Hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, Nhà nước, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, xúc phạm uy tín, danh dự, hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

- Người vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào ?

A. Cơ quan điều tra.

B. Viện Kiểm sát.

C. Tòa án nhân dân.

D. Cả A,B,C.

Câu 2: Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?

A. Làm đơn khiếu nại.

B. Làm đơn tố cáo.

C. Chấp nhận nghỉ việc.

D. Đe dọa Giám đốc.

Câu 3: Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì ?

A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng.

B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng.

C. Mặc kệ coi như không biết.

D. Nhắc nhở công ty X.

Câu 4: Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì?

A. Trung thực.

B. Khách quan.

C. Thận trọng.

D. Cả A,B,C.

Câu 5: Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là?

A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp

B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Cả A,B,C.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: D

Câu 2: A

Câu 3: A

Câu 4: D

Câu 5: D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Người vi phạm quyền khiếu nại và tố cáo sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?

Câu 2: Chị A đã nghỉ chế độ thai sản 6 tháng và muốn tiếp tục làm việc, nhưng giám đốc không đồng ý vì lý do chị không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này, chị A nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

Slide điện tử Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều sẽ khác biệt