Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Slide điện tử Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn KTPL 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 21: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy cho biết hình ảnh bên nhắc đến tín ngưỡng nào? Hãy chia sẻ những điều em biết về tín ngưỡng đó. 

Trả lời rút gọn:

- Hình ảnh bên nhắc đến tín ngưỡng Lễ rước kiệu tại lễ hội Đền Hùng..

- Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. 

- Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:

- “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

- “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

KHÁM PHÁ

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp (Trang 145, 146, 147 SGK) và Trả lời câu hỏi: 

a. Từ thông tin 1, 2, em hãy nhận xét suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong trường hợp trên. Theo em, quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được biểu hiện như thế nào trong các trường hợp trên?

b. Theo em, pháp luật nước ta quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm mục đích gì?

Trả lời rút gọn:

a. Từ thông tin 1, 2, em hãy nhận xét suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong trường hợp trên. Theo em, quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được biểu hiện: 

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mọi người có quyền bày tỏ tín ngưỡng, tôn giáo, thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo, tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

b. Theo em, pháp luật nước ta quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm mục đích tạo điều kiện cho mỗi người đều có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, mọi người có quyền bày tỏ tín ngưỡng, tôn giáo, thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo, tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp (Trang 148 SGK) và Trả lời câu hỏi: 

a. Dựa vào thông tin, em hãy cho biết các hành vi không thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong mỗi trường hợp trên.

b. Theo em, các hành vi vi phạm nêu trên có thể gây ra những hậu quả gì và có thể xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?

Trả lời rút gọn:

a. Ở trường hợp 2, hành vi của một số cá nhân đã lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để lập diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội nhằm thu lợi bất chính, cùng hành vi bán thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc là hành vi không thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là những hành vi trái pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

b. Hậu quả của các hành vi vi phạm trong trường hợp 2:

- Các hành vi vi phạm trong trường hợp 2 có thể gây ra hậu quả xấu đến sức khoẻ, tài sản và tính mạng của người dân.

- Các hành vi vi phạm này, tuỳ theo tính chất và mức độ, có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp (Trang 149 SGK) và Trả lời rút gọn câu hỏi: 

a. Em hãy nhận xét suy nghĩ, việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên. Theo em, những việc làm thế nào thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

b. Nếu là M trong tình huống trên, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

c. Em hãy nhận xét suy nghĩ của M. Nếu là bạn của M, em sẽ làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa cụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Trả lời rút gọn:

a. Suy nghĩ, việc làm của các nhân vật trong các trường hợp:

- Suy nghĩ, việc làm của gia đình anh H ở trường hợp 1 và của học sinh lớp X trong trường hợp 2 là thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Những suy nghĩ và việc làm thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là:

+ Gia đình anh H thực hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vừa thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng tôn giáo, vừa thể hiện truyền thống, đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

+ Các bạn HS lớp X đi tham quan di tích lịch sử – văn hoá là một cơ sở tôn giáo là thể hiện trách nhiệm công dân học tập tìm hiểu quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

b. Nếu là M trong tình huống, em sẽ giải thích cho các bạn hiểu được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là phải đoàn kết giữa những người theo các tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo. Vì vậy, không nên chia tách lớp thành các nhóm theo tôn giáo và không theo tôn giáo.

c. 

- Suy nghĩ của M trong tình huống là sai, không phù hợp với quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Nếu là bạn của M, em sẽ giải thích để M thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.