Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Slide điện tử Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH
BÀI 7. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Bạn có thể đánh giá thế nào về tính sáng tạo của doanh nghiệp trong việc khai thác và sử dụng nguyên liệu?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu ý tưởng kinh doanh và sự cần thiết của ý tưởng kinh doanh
- Tìm hiểu các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh
- Tìm hiểu về cơ hội kinh doanh
- Tìm hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định đánh giá cơ hội kinh doanh
- Tìm hiểu các năng lực cần thiết của người kinh doanh
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG I. TÌM HIỂU Ý TƯỞNG KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA Ý TƯỞNG KINH DOANH
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Bạn định nghĩa ý tưởng kinh doanh là gì? Hãy giải thích ý tưởng kinh doanh và tầm quan trọng của nó.
Nội dung ghi nhớ:
- Là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận.
- Các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
- Có 2 dạng ý tưởng:
+ Ý tưởng cải tiến kinh doanh.
+ Ý tưởng kinh doanh mới.
- Các chủ thể cần phải có ý tưởng kinh doanh ban đầu và không ngừng sáng tạo, đổi mới ý tưởng kinh doanh để có thu được lợi nhuận, duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai.
HOẠT ĐỘNG II. TÌM HIỂU CÁC NGUỒN GIÚP TẠO Ý TƯỞNG KINH DOANH
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Bạn có thể liệt kê các nguồn có thể hỗ trợ việc phát triển ý tưởng kinh doanh không?
Nội dung ghi nhớ:
- Lợi thế nội tại: xuất phát từ đam mê, hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực,...
- Cơ hội bên ngoài nhu cầu sản phẩm trên thị trường, lợi thế cạnh tranh, thuận lợi về vị trí triển khai hay thuận lợi từ một chính sách vĩ mô,...
HOẠT ĐỘNG III. TÌM HIỂU VỀ CƠ HỘI KINH DOANH
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Bạn định nghĩa cơ hội kinh doanh như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Cơ hội kinh doanh: là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).
- Cơ hội kinh doanh tốt: có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.
HOẠT ĐỘNG IV. TÌM HIỂU TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ HỘI KINH DOANH
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Bạn có thể giải thích tầm quan trọng của việc phát triển ý tưởng kinh doanh cũng như việc xác định và đánh giá các cơ hội kinh doanh không?
Nội dung ghi nhớ:
- Người kinh doanh biết xây dựng ý tưởng và đánh giá đúng cơ hội kinh doanh thì có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đem lại giá trị cho người mua và đạt được mục tiêu lợi nhuận.
- Nếu xây dựng ý tưởng không tốt và đánh giá không đúng cơ hội kinh doanh thì hiệu quả thu được không cao, thậm chí có thể khiến các chủ thể sản xuất kinh doanh thất bại.
HOẠT ĐỘNG V. TÌM HIỂU CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Bạn có thể chỉ ra những kỹ năng và năng lực cần thiết cho một nhà kinh doanh không?
Nội dung ghi nhớ:
- Năng lực lãnh đạo: định hướng chiến lược, năng động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội kinh doanh.
- Năng lực quản lí: tổ chức, thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh,..
- Năng lực chuyên môn: có kiến thức về chuyên môn ngành đang kinh doanh.
- Năng lực học tập: tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh được đăng kí tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?
A. Một địa điểm.
B. Hai địa điểm.
C. Ba địa điểm.
D. Bốn địa điểm.
Câu 2: Tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh được gọi là
A. doanh nghiệp.
B. xưởng sản xuất.
C. khu công nghiệp.
D. đại lí phân phối.
Câu 3: Mục đích hoạt động là tạo ra lợi nhuận thông qua mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hoá/dịch vụ,...là đang nói đến đặc điểm nào của doanh nghiệp?
A. Tính hợp pháp.
B. Tính kinh doanh.
C. Tính tổ chức.
D. Tính cạnh tranh.
Câu 4: Phương án nào sau đây là một trong những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân?
A. Chỉ có một chủ sở hữu duy nhất.
B. Có nhiều chủ sở hữu cùng lúc.
C. Phát triển dựa trên vốn đầu tư nước ngoài.
D. Thị trường ảnh hưởng nhỏ hẹp.
Câu 5: Phương án nào sau đây không thuộc đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân?
A. Trong doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu duy nhất.
B. Chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
C. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh.
D. Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm chia lợi nhuận cho người lao động.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn có đồng ý hay không với quan điểm sau đây? Giải thích lý do của bạn.
Ý tưởng kinh doanh là tận dụng cơ hội thị trường nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
Ý tưởng kinh doanh là khởi điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Ý tưởng kinh doanh chỉ cần thiết lúc hình thành doanh nghiệp, còn khi doanh nghiệp đã kinh doanh ổn định thì chỉ cần duy trì các hoạt động kinh doanh.
Cơ hội kinh doanh luôn có trên thị trường, không phải cơ hội nào cũng mang tính khả thi.
Xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp.
Câu 2: Bạn có thể đánh giá ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cá nhân này không?
Nhận thấy ống hút nhựa được sử dụng rất nhiều, làm gia tăng nhiễm môi trường, anh V có ý tưởng thay thế ống hút nhựa bằng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Anh bắt đầu nghiên cứu cách làm ống hút từ thân cây sậy ở quê hương của mình. Vi đây là công việc khá mới mẻ với người dân địa phương nên anh phải hướng dẫn chi tiết. Các loại máy móc lại chưa có trên thị trường nên anh V phải tự chế máy cắt, máy vệ sinh ống hút. Sản phẩm ống hút từ cây sậy của anh rất được khách hàng yêu thích. Anh tiếp tục triển khai ống hút tre, ống hút giấy để đa dạng hoá sản phẩm cạnh tranh với ống hút nhựa. Nhờ các ý tưởng sáng tạo, đổi mới sản phẩm, doanh nghiệp của anh đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.