Slide bài giảng Địa lí 12 kết nối bài 27: Thực hành Tìm hiểu và viết báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Slide điện tử bài 27: Thực hành Tìm hiểu và viết báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Địa lí 12 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 27. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐỐI VỚI QUỐC PHÒNG AN NINH Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Câu hỏi: Thu thập thông tin và viết báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời rút gọn:

Báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh ở Duyên hải Nam Trung Bộ

1. Phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã định hướng đối với vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ là: 

- Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển, nhất là đánh bắt và nuôi trồng hải sản xa bờ. 

- Cơ cấu lại nông, lâm nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản gắn với công nghiệp chế biến, bảo đảm bền vững và hiệu quả cao. 

- Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. 

- Tăng cường liên kết vùng, tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế.

- Phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. 

- Nâng cao năng lực phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, bão lũ, hạn hán; chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống sa mạc hóa, sạt lở bờ sông, bờ biển.

Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị đặt ra 5 mục tiêu đối với phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ gồm: 

- Phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biển đảo; 

- Sớm tiến kịp các vùng khác trong nước; 

- Đầu cầu quan trọng trong giao lưu hợp tác quốc tế; 

- Hạn chế tối đa ảnh hưởng của thiên tai, lũ bão, hạn hán; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ môi trường sinh thái;

- Cải thiện căn bản đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân.

2. Giữ vững quốc phòng an ninh đối với phát triển kinh tế

- Thứ nhất, tập trung phát triển một nền kinh tế biển xanh, mở cửa hướng ra biển, hình thành các ngành kỉnh tế mũi nhọn như du lịch biển, hàng hải, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học biển...

- Thứ hai, tập trung triển khai các giải pháp bảo vệ nguồn nước, tăng khả năng trữ nước đảm an ninh nguồn nước. Đây là một trong những thách thức lớn trong hiện tại của miền Trung và nhất là tương lai khi các đô thị, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ được hình thành.

- Thứ ba, chủ động từ xa, từ sớm trước các rủi ro thiên tai ngày một gia tăng dưới tác động của biến đổi khí hậu. Cần thiết lập và tăng cường hệ thống thông tin dữ liệu về rủi ro thiên tai, các xu thế để phân tích, sự báo phục vụ lập quy hoạch, chiến lược, kế hoạch đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu.