Slide bài giảng Địa lí 12 kết nối bài 13: Tổ chức lãnh thố nông nghiệp

Slide điện tử bài 13: Tổ chức lãnh thố nông nghiệp. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Địa lí 12 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 13. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

MỞ ĐẦU

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là các lãnh thổ sản xuất nông nghiệp được hình thành nhằm khai thác hợp lí các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển nông nghiệp của đất nước. Việt Nam có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp khác nhau, trong đó, nổi lên các hình thức: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp. Các hình thức này được hình thành và phát triển như thế nào ở nước ta?

 Trả lời rút gọn:

* Trang trại:

- Được bắt đầu phát triển gắn liền với nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Đến năm 2021, cả nước có 23 771 trang trại. 

- Số lượng và cơ cấu trang trại theo lĩnh vực hoạt động cũng có sự thay đổi. 

* Vùng chuyên canh:

-  Được hình thành với quy mô lớn, tương đương với vùng nông nghiệp. 

- Ngoài ra, còn có các vùng chuyên canh có quy mô lãnh thổ nhỏ hơn, nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp hoặc một địa phương cấp tỉnh, có mức độ chuyên môn hoá sâu về một sản phẩm chính.

* Vùng nông nghiệp:

- Việc quy hoạch phát triển các vùng nông nghiệp nhằm khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển và phân bố hợp lí các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

- Từ những năm 1970, phương án 7 vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta đã được hình thành.

I. TRANG TRẠI

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục I, hãy phân tích hình thức tổ chứ lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay.

Trả lời rút gọn:

- Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (trừ đất đai) hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. 

- Sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn, cùng phương thức tổ chức, quản lí sản xuất tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu của thị trường.

- Hình thức trang trại giúp phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

- Trang trại được bắt đầu phát triển gắn liền với nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Đến năm 2021, cả nước có 23 771 trang trại. 

- Số lượng và cơ cấu trang trại theo lĩnh vực hoạt động cũng có sự thay đổi.

- Hai vùng có số lượng trang trại nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 

- Việc tổ chức sản xuất trong trang trại tập trung vào những cây, con đặc thù có giá trị kinh tế cao; ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm chất lượng, an toàn, gần với tiêu chuẩn quy định và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, sự liên kết được thực hiện theo chuỗi giá trị: sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm và kết hợp phát triển du lịch; thích ứng với biến đổi khí hậu.

II. VÙNG CHUYÊN CANH

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta

Trả lời rút gọn:

- Vùng chuyên canh là vùng tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả cao. 

- Có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hoá.

- Các vùng chuyên canh được hình thành với quy mô lớn, tương đương với vùng nông nghiệp 

- Ngoài ra còn có các vùng chuyên canh có quy mô lãnh thổ nhỏ hơn, nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp hoặc một địa phương cấp tỉnh, có mức độ chuyên môn hoá sâu về một sản phẩm chính 

- Các vùng chuyên canh được định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.

III. VÙNG NÔNG NGHIỆP

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta

Trả lời rút gọn:

- Vùng nông nghiệp là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hoá trong sản xuất. 

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất, có phạm vi rộng lớn, dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật, các thế mạnh khác nhau giữa các vùng lãnh thổ

- Việc quy hoạch phát triển các vùng nông nghiệp nhằm khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển và phân bố hợp lí các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

- Từ những năm 1970, phương án 7 vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta đã được hình thành.

LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Câu hỏi: Dựa vào bảng 13.1, nhận xét về quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021.

BÀI 13. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

Trả lời rút gọn:

- Nhận xét: Giai đoạn 2011-2021, quy mô trang trại của nước ta tăng 3693 trang trại. Trong đó:

+ Trang trại trồng trọt giảm 2121 trang trại (giảm 1,3 lần).

+ Trang trại chăn nuôi tăng 7481 trang trại (tăng 2,2 lần).

+ Trang trại nuôi trồng thủy sản giảm 1627 trang trại (giảm 1,3 lần).

+ Trang trại khác giảm 40 trang trại.

- Cơ cấu trang trại tăng tỉ lệ ở trang trại chăn nuôi, giảm tỉ lệ ở trang trại trồng trọt, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại khác. Trong đó:

+ Trang trại trồng trọt giảm còn 27,4%

+ Trang trại chăn nuôi tăng lên 58,7%

+ Trang trại nuôi trồng thủy sản giảm còn 11,8%

+ Trang trại khác giảm còn 3,0%

Câu hỏi: Sưu tầm một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp nổi bật của một vùng nông nghiệp ở nước ta.

Trả lời rút gọn:

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 

BÀI 13. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

     
 BÀI 13. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP BÀI 13. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 
    


Hình ảnh trồng lúa ở ĐBSCL

BÀI 13. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
BÀI 13. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP