Slide bài giảng Địa lí 12 kết nối Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (phần 2)
Slide điện tử Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 12 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 2. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
II. ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống ở nước ta.
Trả lời rút gọn:
* Đến hoạt động sản xuất:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp:
+ Lượng nhiệt, ẩm, ánh sáng, nguồn nước dồi dào và đất màu mỡ, tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng quanh năm, tạo điều kiện để tăng vụ, tăng năng suất, tạo tiền để cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi; bên cạnh các cây trồng nhiệt đới còn phát triển các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
+ Tính thất thường của thời tiết gây khó khăn cho hoạt động canh tác, kế hoạch mùa vụ, phòng chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh,... trong sản xuất nông nghiệp.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác và các hoạt động khai thác, xây dựng,... Tuy nhiên, các ngành và các hoạt động này đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan và sự phân mùa khí hậu. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với độ ẩm cao cũng gây khó khăn cho việc bảo dưỡng máy móc, thiết bị và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp,...
* Đến đời sống:
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nhìn chung thuận lợi cho đời sống con người. Các hoạt động sinh hoạt của người dân có thể diễn ra quanh năm. Lượng mưa lớn là nguồn cung cấp nước quan trọng cho đời sống và sinh hoạt.
- Tuy nhiên, cũng gây ra nhiều khó khăn cho đời sống.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt, ẩm cao là môi trường thuận lợi cho các bệnh nhiệt đới phát triển, gây ra những dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống con người.
+ Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên diễn ra, tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, gây thiệt hại về người và tài sản,…
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Câu hỏi: Phân tích tác động của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ tới đặc điểm khí hậu nước ta.
Trả lời rút gọn:
- Nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc
=> Gió Tín phong hoạt động quanh năm. Lượng bức xạ mặt trời lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương; nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 20°C, tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1 400 – 3000 giờ tuỳ từng nơi. Lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000 mm; cân bằng ẩm luôn dương.
- Nằm trong khu vực gió mùa châu Á
=> Chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa (gió mùa đông và gió mùa hạ)
- Hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài nằm giáp biển Đông
=> Là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền làm cho thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Câu hỏi: Tìm hiểu về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống ở nơi em sống.
Trả lời rút gọn:
* Thuận lợi:
- Khí hậu nóng ẩm:
+ Thúc đẩy cây trồng sinh trưởng nhanh, đa dạng các loại cây trồng.
+ Phát triển các ngành nông nghiệp
+ Thích hợp phát triển du lịch biển.
- Mưa nhiều:
+ Cung cấp nguồn nước dồi dào
+ Phát triển nuôi trồng thủy sản.
+ Giúp duy trì cảnh quan thiên nhiên tươi tốt
- Gió mùa:
+ Cung cấp nguồn năng lượng gió cho các hoạt động sản xuất
+ Hạn chế sự oi bức vào mùa hè.
* Khó khăn:
- Mưa bão:
+ Gây lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống.
+ Gây sạt lở đất, ảnh hưởng đến giao thông và nhà cửa.
- Hạn hán:
+ Gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
+ Gây cháy rừng, ảnh hưởng đến môi trường.
- Thiên tai:
+ Lũ lụt, sạt lở đất, lốc xoáy, sét đánh gây thiệt hại về người và tài sản.
+ Gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực và kinh tế.