Slide bài giảng Công nghệ cơ khí 11 kết nối Bài 25: Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông
Slide điện tử Bài 25: Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 25. HỆ THỐNG PHANH VÀ AN TOÀN KHI THAM GIA GIAO THÔNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Các hoạt động kỹ thuật nào là cần thiết và được thực hiện định kỳ để bảo trì ô tô, đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Cấu tạo
Cấu tạo
Nguyên lý hoạt động
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC
1. Cấu tạo
Hoạt động 1. Cấu tạo
Bạn có thể cho biết hệ thống phanh thuỷ lực được cấu tạo từ bao nhiêu phần và các bộ phận chính của nó là gì không?
Nội dung gợi ý:
- Hệ thống phanh thuỷ lực gồm hai phần:
+ Các cơ cấu phanh (cơ cấu phanh trước (3), cơ cấu phanh sau (4)).
+ Bộ phận dẫn động điều khiển phanh (bao gồm cụm xi lanh chính (1) và các đường ống thuỷ lực (2)).
Các bộ phận chính của hệ thống phanh:
- Các cơ cấu phanh:
+ Cơ cấu phanh trước
+ Cơ cấu phanh sau
- Bộ phận dẫn động điều khiển phanh:
+ Cụm xilanh chính
+ Các đường ống thủy lực
Hoạt động 2. Nguyên lý hoạt động
GV đưa ra câu hỏi: Nguyên lí hoạt động của hệ thống phanh thủy lực là gì?
Nội dung gợi ý:
- Má phanh ép chặt vào đĩa phanh do áp suất dầu trong xilanh công tác tạo ra áp lực đẩy pit tông và má phanh ép chặt vào đĩa phanh.
- Mục đích của việc thiết kế hai pittông trong xilanh là để tạo ra hai khoang dầu, mỗi khoang nối đến các cơ cấu phanh trên một số bánh xe nhất định, giúp tăng độ tin cậy và tính năng an toàn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài:
Câu 1: Rửa xe, đánh bóng vỏ xe là công việc bảo dưỡng cơ bản nào?
A. Công việc kiểm tra và chuẩn đoán kĩ thuật các chi tiết
B. Công việc điều chỉnh và xiết chặt
C. Công việc bôi trơn và làm mát
D. Công việc bảo dưỡng mặt ngoài
Câu 2: Hệ thống phanh thuộc phần nào của ô tô?
A. Phần động cơ
B. Phần gầm
C. Phần điện - điện tử
D. Phần thân vỏ
Câu 3: Trong khi lái xe để kịp thời phát hiện những tiếng kêu bất thường của ô tô là có những xử lí phù hợp, người lái xe cần
A. Tuân thủ các quy định về lái xe theo hiện hành
B. Luôn chú ý các âm thanh phát ra từ động cơ, hệ thống chuyển động và thân xe
C. Theo dõi chủ báo của các đồng hồ, đèn tín hiệu
D. Điều khiển xe với vận tốc quy định
Câu 4: Trước khi khởi động ô tô, người lái cần điều chỉnh những thiết bị nào và lí do của việc làm đó?
A. Điều chỉnh ghế để có tư thế thoải mái nhất
B. Thắt và điều chỉnh dây an toàn đúng cách để đảm bảo an toàn thoải mái với người ngồi trên xe
C. Điều chỉnh gương chiếu hậu để có tầm nhìn tố nhất, không bị che khuất không gian cần quan sát
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Công việc chính của bảo dưỡng ô tô là?
A. Công việc kiểm tra và chuẩn đoán kĩ thuật các chi tiết, công việc điều chỉnh và xiết chặt, công việc bôi trơn và làm mát, công việc về lốp xe, công việc bảo dưỡng mặt ngoài
B. Công việc kiểm tra và chuẩn đoán kĩ thuật các chi tiết, công việc bôi trơn và làm mát, công việc về lốp xe, công việc bảo dưỡng mặt ngoài
C. Công việc kiểm tra và chuẩn đoán kĩ thuật các chi tiết, công việc điều chỉnh và xiết chặt, công việc bôi trơn và làm mát, công việc bảo dưỡng mặt ngoài
D. Công việc kiểm tra và chuẩn đoán kĩ thuật các chi tiết, công việc điều chỉnh và xiết chặt, công việc bôi trơn và làm mát
Nội dung gợi ý:
Câu 1 - D | Câu 2 - B | Câu 3 - B | Câu 4 - D | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trước khi bắt đầu lái xe, bạn cần điều chỉnh những thiết bị nào và tại sao điều này lại quan trọng?
Câu 2: Những nhiệm vụ chính trong bảo dưỡng ô tô là gì?