Slide bài giảng Công nghệ cơ khí 11 kết nối Bài 22: Hệ thống truyền lực
Slide điện tử Bài 22: Hệ thống truyền lực. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 22. HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Cấu tạo hệ thống truyền lực
Li hợp
Hộp số
Luyện tập
Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CẤU TẠO HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
Hoạt động 1. Li hợp
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:Thế nào là nhiệm vụ của li hợp ?
Nội dung gợi ý:
- Nhiệm vụ của li hợp: nối (khi li hợp đóng) và ngắt tạm thời (khi li hợp mở) dòng truyền mô men chủ động của động cơ đến hộp số, đảm bảo an toàn cho các động cơ và các bộ phận khác của HTTL.
- Nguyên lí tạo lực ma sát giữa các chi tiết chủ động và chỉ tiết bị động được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số.
Các bộ phận chính của li hợp: trục li hợp, đĩa ma sát, đĩa ép, lò xo ép, bản đạp điều khiển và các bộ phận dẫn động điều khiển li hợp. Bánh đà của động cơ đồng thời cũng là một chí tiết chính của li hợp. Lò xo ép có dạng hình nón cụt, có vai trò tạo áp lực ma sát giữa các chỉ tiết chủ động và bị động.
Hoạt động của li hợp: Ở trạng thái bình thường (li hợp đóng), dưới tác dụng lực của lò xo ép, đĩa ma sát được các kẹp chặt giữa bánh đà và đĩa ép. Nhờ đó mô men chủ động được Truyền từ bánh đa động cơ Đến đĩa ma sát qua trục ly hợp đến hộp số ở trạng thái m người lái tác động lực vào bàn đạp địa ép được kéo sang bên phải đĩa ma sát tách khỏi bánh đà momen từ động cơ không còn được truyền đến hộp số
Hoạt động 2. Hộp số
GV đưa ra câu hỏi: Hợp số có chức năng, bộ phận và nguyên lí hoạt động là?
Nội dung gợi ý:
- Chức năng:
+ Nối hoặc ngắt dòng truyền mô men chủ động từ động cơ đến các bánh xe chủ động để xe có thể chuyển động hoặc dừng lâu dài.
+ Thay đổi tỉ số truyền của hệ thống truyền lực để thay đổi mô men chủ động cũng như vận tốc của bánh xe chủ động cho phù hợp với các điều kiện hoạt động khác nhau của xe và giúp động cơ làm việc hiệu quả.
+ Đổi chiều mô men chủ động đến bánh xe để ô tô có thể chuyển động lùi.
- Bộ phận chính của hộp số:
+ Trục sơ cấp
+ Trục trung gian
+ Trục thứ cấp
+ Các cặp bánh răng ăn khớp\\
+ Cần số
+ Cơ cấu điều khiển chuyển số
- Nguyên lí: Mô men từ trục sơ cấp được truyền đến trục thứ cấp qua các bánh răng ăn khớp khác nhau về kích thước (có tỉ lệ truyền khác nhau)
……………..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài:
Câu 1: Hệ thống truyền lực trên ô tô có nhiệm vụ gì?
A. Truyền và biến đổi mômen từ động cơ tới bánh xe chủ động làm ô tô chuyển động
B. Ngắt mômen trong khoảng thời gian nhất định khi dừng xe
C. Đảo chiều mô men khi lùi xe
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Bộ phận có nhiệm vụ truyền hoặc ngắt dòng truyền mômen trong những trường hợp cần thiết?
A. Li hợp
B. Hộp số
C. Truyền lực các đăng
D. Truyền lực chính, vi sai và bán trục
Câu 3: Loại hộp số được sử dụng trên ô tô là?
A. Hộp số điều khiển bằng tay
B. Hộp số điều khiển tự động
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 4: Bộ phận nào có nhiệm vụ phân phối mômen cho hai bán trục của hai bánh xe chủ động, cho phép bánh xe quay với tốc độ khác nhau?
A. Truyền lực các đăng
B. Truyền lực chính
C. Bộ vi sai
D. Bán trục
Câu 5: Bộ phận có nhiệm vụ thay đổi mômen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền mômen trong thời gian tùy ý?
A. Li hợp
B. Hộp số
C. Truyền lực các đăng
D. Truyền lực chính, vi sai và bán trục
Nội dung gợi ý:
Câu 1 - D | Câu 2 - A | Câu 3 -C | Câu 4 -C | Câu 5 -B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Theo cách bố trí động cơ và cầu chủ động, hệ thống truyền lực bao gồm những bộ phận nào?
Câu 2: Bộ phận nào có chức năng truyền mômen từ hộp số đến cầu chủ động (hoặc đến bánh xe chủ động)?