Slide bài giảng Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 13: Tự động hoá quá trình sản xuất dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Slide điện tử bài 13: Tự động hoá quá trình sản xuất dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 13. TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG

NGHIỆP LẦN THỨ 4

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên các lĩnh vực nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Công nghệ nổi bật của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 
  • Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong tự động hóa quá trình sản xuất

    •  Giám sát thông minh giúp giám

    • Giám sát thông minh giúp giám sát tiêu thụ năng lượng tốt hơn

  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Công nghệ nổi bật của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Theo quan điểm của bạn, các thành tố chính của công nghệ kỹ thuật số bao gồm những gì?

Nội dung gợi ý:

- Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên ba lĩnh vực chính là kĩ thuật số, công nghệ sinh học và vật lí. 

- Công nghệ kĩ thuật số là công nghệ cốt lõi được sử dụng trong dây chuyền sản xuất. Những thành tố chính của công nghệ kĩ thuật số là: dữ liệu lớn (Big Data), kết nối vạn vật (IoT: Intenet of Thing) và trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial Intelligence). 

+ Công nghệ kết nối vạn vật trong công nghiệp.

- Dữ liệu lớn.

- Trí tuệ nhân tạo.

II. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 TRONG TỰ ĐỘNG HOÁ QUÁ TRÌNH XUẤT 

Hoạt động 1. Gia công thông minh

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Theo quan điểm của bạn, gia công thông minh dựa vào những yếu tố nào?

Nội dung gợi ý:

- Gia công thông minh dựa vào các hệ thống vật lí không gian mạng (CPS: Cyber Physical Systems). Một số đặc điểm của bộ hệ thống vật lí không gian mạng:

+ Mỗi đối tượng vật lí sẽ tồn tại một đối tượng ảo tương ứng.

+ Tín hiệu vật lí được phản ánh lên đối tượng ảo nhờ IoT và phục vụ công tác mô phỏng, hiển thị.

+ Đối tượng ảo có thể được sử dụng mô phỏng, dự đoán, ra quyết định.

Hoạt động 2. Giám sát thông minh giúp giám sát tiêu thụ năng lượng tốt hơn

GV đưa ra câu hỏi: Việc sử dụng rộng rãi các cảm biến khác nhau đã hỗ trợ việc giám sát thông minh như thế nào? Có thể đưa ra ví dụ cụ thể không?

Nội dung gợi ý:

- Việc triển khai rộng rãi các cảm biến khác nhau đã giúp cho việc giám sát thông minh trở nên khả thi.

- Ví dụ, dữ liệu về các đối tượng sản xuất khác nhau như năng lượng tiêu thụ cũng như nhiệt độ, rung động,…Giám sát thông minh không chỉ cung cấp trực quan về những dữ liệu này mà còn cảnh báo khi xảy ra bất thường trong máy móc hoặc công cụ.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài:

Câu 1: Cách mạng công nghệ 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực nào?

A. Vật lí

B. Công nghệ số

C. Sinh học

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Công nghệ cốt lõi được sử dụng trong dây chuyền sản xuất là?

A. Công nghệ kĩ thuật số

B. Công nghệ kết nối vạn vật

C. Công nghệ trí tuệ nhân tạo

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Những thành tố chính của công nghệ kĩ thuật số là?

A. Phân tích dữ liệu lớn (Big Data)

B. Điện toán đám mây (Cloud Computing)

C. Kết nối Internet vạn vật (Internet of Things - IoT)

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Tác động của công nghệ 4.0 trong tự động hóa sản xuất là?

A. Gia công thông minh

B. Giám sát thông minh

C. Điều khiển thông minh

D. Lập lịch thông minh

E. Tất cả các ý trên

Câu 5: Đâu là bước tiến vượt bậc từ hệ thống sản xuất tự động truyền thống sang sản xuất tự động được kết nối và xử lí dữ liệu liên tục?

A. Mô hình nhà máy thông minh

B. Kết nối vạn vật trong sản xuất

C. Kho chứa hàng thông minh

D. Phân tích dữ liệu trong sản xuất

Nội dung gợi ý:

Câu 1 - D

Câu 2 - D

Câu 3 - D

Câu 4 - E

Câu 5 - A

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Công nghệ kỹ thuật số đóng vai trò gì trong dây chuyền sản xuất?

Câu 2: Các thành tố chính của công nghệ kỹ thuật số là gì?