Soạn giáo án Tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 9: Từ đồng nghĩa
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng Việt 5 bài 9: Từ đồng nghĩa sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ đồng nghĩa | |
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về từ đồng nghĩa a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được khái niệm vè từ đồng nghĩa. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu của PHT dưới đây: Bài 1: Đọc 2 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Đàn kiến tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi. Kiến bé tí tẹo nhưng rất khỏe và hăng say. Kiến vác, kiến lôi, kiến dẩy, kiến nhấc bồng lên được một vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau đụng đầu chào, rối lại vội vàng, tíu tít … (Theo Nguyễn Kiên) Một chú ve kéo đàn. Tiếng đàn ngân lên phá tan bầu không khí tĩnh lặng của buổi ban mai. Rồi chú thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng hòa vào khúc tấu. Từ sáng sớm, khi mặt trời mới ló rạng, tiếng ve đã át tiếng chim. (Theo Hữu Vi) a. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau? b. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng. Bài 2: Tìm trong mỗi nhóm từ dưới đây những từ có nghĩa giống nhau a. chăm chỉ, cần cù, sắt đá, siêng năng, chịu khó b. non sông, đất nước, núi non, giang sơn, quốc gia c. yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, bình tĩnh, yên tĩnh + GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ bằng kĩ thuật Mảnh ghép:
+ GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bài 1: Đoạn thứ nhất có các từ có nghĩa gần giống nhau: khuân, tha, vác, nhấc. → 4 từ đều nói về hành động tác động vào một vật nặng (thường là mang/ chuyển) và làm cho vật đó thay đổi vị trí. Nét nghĩa khác nhau: cách thức tác động và làm cho vật đó thay đổi vị trí.
Đoạn thứ hai có các từ có nghĩa giống nhau: ban mai, sáng sớm. → 2 từ này đều nói về thời điểm bắt đầu buổi sáng, khi mặt trời sắp nhô lên khỏi đường chân trời. Bài 2: a. sắt đá b. núi non c. bình tĩnh - GV chiếu phần ghi nhớ lên màn hình cho HS:
- GV yêu cầu HS đọc kĩ phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS: Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức về từ đồng nghĩa a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS vận dụng được làm các bài tập, câu hỏi có liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT3: Những thành ngữ nào dưới đây chứa các từ đồng nghĩa? Đó là những từ nào? a. Chân yếu tay mềm. b. Thức khuya dậy sớm. c. Đầu voi đuôi chuột. d. Một nắng hai sương. e. Ngăn sông cấm chợ. g. Thay hình đổi dạng. + GV tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ. + GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: c. Ngăn sông cấm chợ; các từ đồng nghĩa là: ngăn và cấm. g. Thay hình đổi dạng; các từ đồng nghĩa là: thay và đổi, hình và dạng. - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc yêu cầu BT4: Chọn từ thích hợp trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa để hoàn thiện đoạn văn. Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn (1) (khai mạc/ bắt đầu) mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá (2) (tốt tươi/ tươi tắn) tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất (3) (no nê/ no đủ), nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian (4) (đói khát/ đói rách) của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng. (Theo Vũ Hùng) + GV tổ chức hoạt động nhóm đôi cho HS thực hiện nhiệm vụ trên. + GV mời 1 – 2 HS đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả, các HS khác nhận xét và phát biểu ý kiến.
+ GV nhận xét, chốt đáp án: Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn bắt đầu mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá tốt tươi tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất no đủ, nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian đói khát của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS củng cố lại kiến thức về từ đồng nghĩa. b. Tổ chức thực hiện
|
- HS đọc nhiệm vụ của BT.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS theo dõi, xem trên màn hình.
- HS đọc kĩ phần ghi nhớ. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc nhiệm vụ BT.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc nhiệm vụ hoạt động.
- HS làm theo hướng dẫn của GV. - HS phát biểu ý kiến, các HS khác chú ý và nhận xét. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chú ý lắng nghe.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức, giáo án bài 9: Từ đồng nghĩa tiếng Việt 5 kết nối tri thức, giáo án tiếng Việt 5 KNTT bài 9: Từ đồng nghĩa
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác