Soạn giáo án Tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (tiếp theo)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng Việt 5 bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (tiếp theo) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

TIẾT 3: VIẾT

Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (tiếp theo)

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhớ lại cấu tạo của bài văn tả phong cảnh.

b. Tổ chức thực hiện

GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức bài văn tả phong cảnh. 

 

- GV nhắc lại kiến thức cũ và giới thiệu bài học mới: 

+ Nhắc lại kiến thức bài cũ: 

Bài văn tả phong cảnh thường có 3 phần: 

Mở bài: Giới thiệu khái quát về phong cảnh. 

Thân bài: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.  

Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh. 

+ Giới thiệu bài học mới: Ở tiết học trước, chúng ta đã đi tìm cấu tạo của bài văn tả phong cảnh. Trong tiết học này, HS sẽ tiếp tục tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh bằng một cách khác. 

- GV nhận xét, đánh giá nhiệm vụ của HS. 

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách viết bài văn tả phong cảnh (tả theo trình tự thời gian) với bố cục 3 phần và các nội dung của mỗi phần khi tả cảnh theo thời gian. 

b. Tổ chức thực hiện

GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Bốn mùa trong ánh nước

Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc với rất nhiều người. Cảnh đẹp lộng lẫy từ ngọn cỏ, hàng cây cho tới nước hồ trong xanh gợn sóng.

Mùa hè, sau những cơn mưa rào, nước hồ đầy lên, màu nước như bớt xanh hơn. Trong dông gió, hồ nổi sóng. Nhưng dông gió đến đâu thì mặt hồ vẫn chỉ lăn tăn sóng gợn, trầm mặc giữa thinh không, soi bóng những áng máy nổi rồi lại tan.

Về mùa đông, nước hồ cạn di, sâu xuống, chân cầu Thê Húc bỗng cao hơn, lênh khênh. Trong cái lạnh bao trùm phố phường Hà Nội, nước hồ lặng trong sương, một màn sương trong nhẹ và mỏng như khăn voan. Hồ hiện ra vẻ cổ kính với những cành khô lá vàng in bóng xuống mặt nước lặng thinh.

Có lẽ tưng bừng nhất là vào dịp tết Nguyên dán, hồ được trang điểm lộng lẫy bởi đèn đủ màu, cờ bay phất phới và hoa rực rỡ. Trong mưa bay, người người đi trẩy hội. Ngàn vạn tiếng rao, tiếng mời chào của người bán hàng rong cất lên như chim hót mùa xuân.

Nhưng hồ Hoàn Kiếm đẹp hơn cả là về mùa thu. Mùa thu Hà Nội dường như không có gió lớn, đủ để nước hồ lắng sâu. Ánh nắng mùa thu lại tươi nên mặt hồ ngời lên như ánh mắt thanh xuân. Những cây liễu bên hồ xanh mướt, lá bay dịu dàng như mái tóc thiếu nữ. Những cây đa cổ thụ xanh tốt và tráng kiện như những lão tướng, hàng rễ rủ như những bộ râu oai hùng. Trong đền Ngọc Sơn có nhiều tiếng chim ríu rít, tiếng hót của chim non, của ước mơ bay bổng.

Từng ánh nước của hồ Hoàn Kiếm có biết bao người đã ngắm, từng bóng cây nơi này có biết bao người đã ngồi hóng mát, nghỉ ngơi và thầm nghĩ về cuộc sống của mình ở một góc nhỏ nào trên trái đất này.

(Theo Lê Phương Liên)

a. Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu?

b, Tìm phần mở bài, thần bài, kết bài của bài văn và nêu ý chính của từng phần.

c. Trong phần thân bài, cảnh hồ Hoàn Kiếm được tả vào những thời gian nào? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra trình tự đó?

d. Theo trình tự miêu tả trong bài, người đọc cảm nhận được đặc điểm gì của cảnh hồ Hoàn Kiếm?

+ GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản Bốn mùa trong ánh nước

+ GV tổ chức hoạt động cho HS theo nhóm đôi, yêu cầu HS viết vào VBT. 

+ GV mời 1 – 2 nhóm HS trình bày, các nhóm HS lắng nghe và nhận xét. 

+ GV đánh giá, nhận xét, chốt đáp án: 

a. Bài văn tả phong cảnh hồ Hoàn Kiếm. 

b. Bài văn có 6 đoạn văn. 

Mở bài 

Đoạn 1

Giới thiệu tên cảnh vật (hồ Hoàn Kiếm) và nhận xét bao quát về cảnh vật (cảnh đẹp, quen thuộc với nhiều người). 

Thân bài

Đoạn 2, 3, 4, 5

Miêu tả đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau. 

Kết bài

Đoạn 6

Khẳng định phong cảnh hồ Hoàn Kiếm đã in sâu trong tâm trí của nhiều người. 

c. Trong phần thân bài, cảnh hồ Hoàn Kiếm được miêu tả lần lượt theo các mùa: mùa hè, mùa đông, mùa xuân, mùa thu. Từ ngữ giúp nhận ra thời gian các mùa: 

 

 

 

 

 

- HS làm theo hướng dẫn của GV. 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nhiệm vụ BT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc đề bài

- HS làm theo hướng dẫn của GV. 

- HS phát biểu ý kiến.  

 

- HS chú ý lắng nghe. 

 

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án tiếng việt 5 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức, giáo án bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tiếng Việt 5 kết nối tri thức, giáo án tiếng Việt 5 KNTT bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác