Soạn giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 17: Cảm ứng ở động vật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 11 bài 17: Cảm ứng ở động vật - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 17. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

  • MỤC TIÊU
  • Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch; nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh; mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
  • Nêu được khái niệm phản xạ và phân tích được một cung phản xạ.
  • Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của chúng; vai trò các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ.
  • Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác; đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.
  • Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
  • Giải thích được cơ chế giảm đau khi uống và tiêm thuốc giảm đau.
  • Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh, đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh.
  • Năng lực

 

Năng lực chung

 

  • Năng lực tự chủ và tự học: 

 

  • Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về cảm ứng ở động vật.
  • Biết tránh các tệ nạn xã hội như không dùng các chất kích thích, chất gây nghiện. 

 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các tình huống khi học tập về cảm ứng ở động vật; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống có liên quan đến cảm ứng ở động vật.

 

Năng lực sinh học

 

  • Năng lực nhận thức sinh học: 
  • Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch; 
  • Dựa vào hình vẽ, nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh; 
  • Dựa vào sơ đồ mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
  • Nêu được khái niệm phản xạ.

 

    • Dựa vào sơ đồ, Phân tích được một cung phản xạ (các thụ thể, dẫn truyền, phân tích đáp ứng)

 

  • Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của chúng (Các thụ thể cảm giác về cơ học, Hóa học, điện nhiệt, đau); 
  • Nêu được vai trò các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ.
  • Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác (mắt, tai);
  • Phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.
  • Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. 
  • Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
  • Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
  • Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh như mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác,...
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

 

    • Vận dụng hiểu biết về hệ thần kinh để giải thích được cơ chế giảm đau khi uống và tiêm thuốc giảm đau.

 

  • Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: Không lạm dụng chất kích thích; phòng chống nghiện và cai nghiện các chất kích thích.
  • Phẩm chất
  • Nhân ái: Chủ động tham gia và tích cực vận động người khác tham gia vào các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội như không dùng các chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  • Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC
  • Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Đoạn phim về phản xạ giật đầu gối và các hình ảnh liên quan đến bài học.

 

  • Phiếu học tập

 

  • Đối với học sinh
  • SGK sinh học 11 chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  • Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp học sinh hứng thú và chú ý vào bài học mới.
  • Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  • Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Trong kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể kích thích phản xạ giật đầu gối bằng cách dùng một cây búa gõ nhẹ vào phần gân ở khớp gối (Hình 17.1), kết quả là gây nên phản xạ giật đầu gối. Tại sao việc kích thích phản xạ giật đầu gối có thể kiểm tra được chức năng của hệ thần kinh”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

 

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

 

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.
  • GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

 

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

Vì khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào xương bánh chè → kích thích vào cơ quan thụ cảm → phát sinh 1 xung thần kinh → theo dây thần kinh hướng tâm về tủy sống → phát đi xung thần kinh → theo dây thần kinh li tâm tới cơ đùi → cơ đùi co kéo cẳng chân lên phía trước.

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để tìm hiểu cảm ứng ở động vật chúng ta cùng tìm hiểu bài 17: Cảm ứng ở động vật”

 

  • HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật

 

  • Mục tiêu: 
  • Nêu được khái niệm phản xạ 
  • Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK. 
  • Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 103 và kết luận về khái niệm phản xạ và các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Tổ chức thực hiện:

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 1 

1. Động vật có những hình thức cảm ứng nào? Cho ví dụ.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. HÌNH THỨC CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

Đáp án CH thảo luận 1 

- Ở động vật chưa có hệ thần kinh (động vật đơn bào): phản ứng lại với các kích thích của môi trường thông qua sự chuyển động của toàn bộ cơ thể hoặc sự co rút của chất nguyên sinh. 

Ví dụ: trùng roi xanh bơi về phía có ánh sáng, trùng biến hình bắt mồi bằng chân giả.

- Ở động vật đã có hệ thần kinh (động vật đa bào): chúng phản ứng lại với các kích thích của môi trường thông qua các phản xạ . Ví dụ: thuỷ tức có cơ thể để phóng gai vào con mồi, con hươu bỏ chạy khi thấy kẻ thù.

Kết luận: 

- Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh được thực hiện thông qua sự chuyển động của cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.

- Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh được thực hiện thông qua các phản xạ. 

- Phản xạ là các phản ứng của cơ thể đáp trả lại các kích thích từ môi trường dưới sự điều khiến của hệ thần kinh.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh 

 

  • Mục tiêu: Dựa vào hình vẽ nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.
  • Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  • Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 2, 3 SGK trang 103 và kết luận về cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.
  • Tổ chức thực hiện: 

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 2, 3

2. Dựa vào Hình 17.3, hãy mô tả cấu tạo của một neuron điển hình

3. Dựa vào chức năng, hãy giải thích tại sao sợi nhánh được gọi là sợi hướng tâm, sợi trục được gọi là sợi li tâm.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. HÌNH THỨC CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

1. Tế bào thần kinh

Đáp án CH thảo luận 2, 3 

CH2.

Một neuron điển hình có cấu tạo gồm: thân neuron và các sợi thần kinh (gồm nhiều sợi nhánh và một sợi trục).

- Thân neuron có cấu tạo như một tế bào nhân thực điển hình, các neuron trưởng thành thiếu đi trung thể.

- Sợi trục có thể có hoặc không được bao bọc bởi bao myelin, khoảng cách giữa các bao myelin được gọi là eo Ranvier.

CH3. 

- Sợi nhánh có vai trò tiếp nhận tín hiệu từ các tế bào khác được chuyển giao qua synapse truyền đến thân neuron nên được gọi là sợi hướng tâm.

- Sợi trục có vai trò dẫn truyền xung thần kinh từ thân neuron ra ngoại biên đến các cơ quan đáp ứng nên được gọi là sợi li tâm.

Kết luận: 

Tế bào thần kinh có cấu tạo gồm thân, sợi trục và các sợi nhánh. 

Các tế bào thần kinh có vai trò tiếp nhận, xử lí và truyền xung thần kinh trong hệ thần kinh.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 17 Cảm ứng ở động vật, Tải giáo án trọn bộ Sinh học 11 chân trời sáng tạo, Giáo án word Sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 17 Cảm ứng ở động vật

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI