Soạn giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 11 bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 13. BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phát biểu được khái niệm bài tiết. Trình bày được vai trò của bài tiết.
- Trình bày đượcvai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.
- Nêu được các khái niệm: nội môi, cân bằng động.
- Giải thích được cơ chế điều hòa nội môi
- Kể được tên một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi
- Nêu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi. Giải thích đươc các kết quả xét nghiệm.
- Vận dụng được kiến thức bài tiết để phòng chống được một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết.
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
- Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về bài tiết và cân bằng nội môi.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức sinh học:
- Phát biểu được khái niệm bài tiết
- Trình bày được vai trò của bài tiết.
- Trình bày đượcvai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.
- Nêu được các khái niệm: nội môi, cân bằng động.
- Dựa vào sơ đồ, giải thích được cơ chế điều hòa nội môi
- Kể được tên một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi
- Nêu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi.
- Giải thích đươc các kết quả xét nghiệm.
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức bài tiết để phòng chống được một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
- Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập môn sinh học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
- Máy tính, máy chiếu( nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS sinh học 11.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa ra câu hỏi: “Ở người, ,khi ăn mặn sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn so với bình thường. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài Bài tiết và cân bằng nội môi.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và vai trò của bài tiết
- Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm bài tiết; trình bày được vai trò của bài tiết.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi- đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk.
- Sản phẩm: Khái niệm, vai trò, cơ quan của hệ bài tiết, đáp án câu 1 sgk trang 81.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk nêu khái niệm và vai trò của hệ bài tiết.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1 sgk trang 81:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Bài tiết 1. Khái niệm và vai trò của bài tiết - Bài tiết là quá trình đào thải ra khỏi cơ thể các chất thừa và chất độc hại (CO2, bilrunin, urea, creatinnine,…) - Vai trò: tránh sự tích tụ của các chất thải, đảm bảo duy trì nồng độ các chất trong cơ thể ở mức ổn định. - Diễn ra ở da, phổi, ruột và thận. Trong đó thận là cơ quan chính - Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 81:
Kết luận: Bài tiết là hoạt động của cơ thể nhằm loại bỏ các chất dư thừa và độc ra khỏi cơ thể, giúp duy trì cân bằng nội môi. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu thận và các vai trò của thận
- Mục tiêu: Trình bày đượcvai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi- đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk.
- Sản phẩm: Các giai đoạn nhìn thành và bài tiết nước tiểu, Đáp án câu hỏi 2, luyện tập sgk trang 82.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong sgk và nêu các giai đoạn hình thành và bài tiết nước tiểu.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, trả lời câu hỏi 2, câu luyện tập sgk trang 8.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Thận và vai trò của thận - Các giai đoạn hình thành và bài tiết nước tiểu: + Lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu + Tái hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể + Tiết các ion thừa, chất độc hại vào dịch lọc hình thành nước tiểu chính thức. + Nước tiểu theo ống dẫn nước tiểu xuống bàng quang để thải ra ngoài. - Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 82: Thận có chức năng hình thành và bài tiết nước tiểu qua bốn giai đoạn: lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu, tái hấp thu các chất cần thiết từ dịch lọc trả về máu, tiết các chất độc vào dịch lọc và dẫn nước tiểu đến bàng quang trước khi thải ra ngoài. - Đáp án câu hỏi luyện tập sgk trang 82: Nếu thận không hoạt động sẽ dẫn đến sự tích tụ của các chất thải (là chất có thể làm biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể hoặc biến thành chất độc) → gây mất cân bằng nội môi, mệt mỏi, đau đầu, thậm chí có thể gây tử vong. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khái niệm nội môi và cân bằng nội môi
- Mục tiêu: Nêu được các khái niệm: nội môi, cân bằng nội môi.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi- đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk.
- Sản phẩm: Khái niệm nội môi và cân bằng nội môi, đáp án câu 3 sgk trang 82.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nêu khái niệm nội môi và cân bằng nội môi, trả lời câu hỏi 3 sgk trang 53. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Cân bằng nội môi 1. Khái niệm nội môi và cân bằng nội môi - Nội môi là phần dịch ngoại bào của cơ thể. - Cân bằng nội môi là sự cân bằng hàm lượng nước; nồng độ các chất như glucose, muối khoáng; … trong cơ thể. Qua đó duy trì áp suất thẩm thấu, độ pH, huyết áp của cơ thể. - Đáp án câu 3 sgk trang 82: Cân bằng nội môi giúp duy trì ổn định môi trường bên trong cơ thể như: duy trì áp suất thẩm thấu, độ pH, huyết áp; đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu cơ chế điều hòa cân bằng nội môi
- Mục tiêu: Dựa vào sơ đồ, giải thích được cơ chế điều hòa nội môi; kể được tên một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi- đáp kết hợp kĩ thuật think-pair- share để hướng dẫn và gợi ý cho Hs thảo luận nội dung trong sgk.
- Sản phẩm: Đáp án câu hỏi 4 sgk trang 83.
- Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV y
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi. - Đáp án câu hỏi 4 sgk trang 83: Bảng đính dưới hoạt động 4
Kết luận: Các bộ phận tham gia vèo điều hòa và cân bằng nội môi là + Bộ phận tiếp nhận kích thích + Bộ phận điều khiển + Bộ phận kích thích. |
- Đáp án câu hỏi 4 sgk trang 83:
Bộ phận | Cơ quan | Vai trò |
Bộ phận tiếp nhận kích thích | Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm | Tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hay ngoài cơ thể. Sau đó truyền thông tin về bộ phận điều khiển. |
Bộ phận điều khiển | Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết | Xử lí thông tin được truyền đến từ bộ phận tiếp nhận kích thích, Sau đó, gửi các tín hiệu đến bộ phận đáp ứng kích thích. |
Bộ phận đáp ứng kích thích | Các cơ quan như thận, tim, gan, phổi, mạch máu,… | Điều chỉnh hoạt động dựa trên các tín hiệu được truyền đến từ bộ phận điều khiển. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu quá trình điều hòa cân bằng nội môi
- Mục tiêu: Dựa vào sơ đồ, giải thích được cơ chế điều hòa nội môi; kể được tên một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi đáp vấn đề kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn đê hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội sung trong sgk.
- Sản phẩm: Đáp án câu 5, 6, luyện tập sgk trang 83.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ độc lập: + Nhóm 1: Tìm hiểu về điều hòa áp suất thẩm thấu và trả lời câu hỏi 5 sgk trang 83. + Nhóm 2: Tìm hiểu về điều hòa hàm lượng đường và trả lời câu hỏi 6 sgk trang 84. + Nhóm 3: Tìm hiểu về điều hòa pH nội môi và trả lời câu hỏi: “ Cho biết vai trò của hệ đệm trong quá trình điều hòa pH nội môi” Nhiệm vụ chung: trả lời câu hỏi luyện tập sgk trang 84.
| 3. Điều hòa cân bằng nội môi a) Điều hòa áp suất thẩm thấu - Đáp án câu hỏi 5 sgk trang 83: a) Khi làm lượng nước trong cơ thể giảm → áp suất thẩm thấu tăng → kích thước trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng dưới đồi gây cảm giác khát → uống nước để bổ sung nước; đồng thời kích thích thùy sau tuyến yên tiết hormone chống lợi tiểu ADH → ADH kích thích ống lượn xa và ống góp tăng tính thấm đối với nước → tăng tái hấp thu nước → tăng hàm lượng nước trong cơ thể. b) Khi hàm lượng nước trong cơ thể tăng → áp suất thẩm thấu giảm → giảm tiết ADH → ống lượn xa và ống góp giảm tính thấm đối với nước → cơ thể thải nhiều nước. c) Nhờ chức năng bài tiết nước tiểu, thận đào thải đến 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trông máu (trừ CO2), do đó, thận có vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định thể tích và thành phần của dịch ngoại bào (duy trì cân bằng nội môi).
b) Điều hòa hàm lượng đường - Đáp án câu hỏi 6 sgk trang 84: Khi hàm lượng đường trong máu tăng → tuyến tụy tiết hormone insulin kích thích các tế bào gan biến đổi glucose thành glycogen dự trữ trong gan và cơ, đồng thời kích thích tế bào hấp thu glucose → lượng đường trong máu trở về mức ổn định. Khi hàm lượng đường trong máu giảm → tuyến tụy tiết hormone glucagon kích thích các tế bào gan chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose. Bên cạnh đó, gan còn sử dụng các chất hữu cơ (lactic acid được giải phóng từ cơ, glycerol từ quá trình phân giải lipid,…) để tạo thêm glucose cho cơ thể. Như vậy, gan đóng vai trò là trung tâm chuyển hóa giữa glucose và glycogen cũng như một số chất khác để duy trì ổn định hàm lượng đường trong máu. c) Điều hòa pH nội môi
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều