Soạn giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 11 bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 2. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng. Trình bày vai trò của nước trong cây và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật. Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây thiếu khoáng.
- Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình trao đổi nước gồm: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.
- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Nêu được sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây cung cấp cho các hoạt động sống của cây và dự trữ trong cây. Trình bày được động lực vận chuyển nước và khoáng trong cây.
- Trình bày được cơ chế đóng, mở khí khổng thực hiện chức năng điều tiết quá trình thoát hơi nước. Giải thích được vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời sống cây.
- Nêu được các nguồn cung cấp nitrogen cho cây, Trình bày được quá trình hấp thụ và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.
- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước ở thực vật. Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoáng ở cây. Ứng dụng được kiến thức này vào thực tiễn. Giải thích được sự cân bằng nước và việc tưới tiêu hợp lý; các phản ứng chống chịu hạn, chống chịu ngập úng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả năng chống chịu.
- Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu khái quát về trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập về các giai đoạn của sự trao đổi: hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng, thoát hơi nước ở lá. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên và thực tiễn như chăm sóc cây, tưới tiêu hợp lí, sử dụng phân bón hợp lí cho cây trồng, nhận biết được các dấu hiệu khi cây thiếu nguyên tố khoáng
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày được vai trò của nước đối với thực vật; Mô tả được ba giai đoạn của quá trình trao đổi nước trong cây; Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ; Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng; Trình bày được vai trò của quá trình thoát hơi nước và cơ chế đóng mở khí khổng; Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng; Trình bày được nguồn cung cấp nitrogen và quá trình hấp thụ, biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Quan sát và nhận biết một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng; Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sự cân bằng nước và việc tưới tiêu hợp lí đối với cây trồng; Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
- Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập môn sinh học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
- Máy tính, máy chiếu( nếu có).
- Tranh, ảnh và video về quá trình hấp thụ nước, khoáng; vận chuyển nước, khoáng, chất hữu cơ và thoát hơi nước ở thực vật; biểu hiện đặc trưng của cây thiếu nguyên tố khoáng
- Đối với học sinh
- SHS sinh học 11.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại vai trò của trao đổi chất đối với cơ thể người.
- GV đưa ra câu hỏi: “Quan sát hình 2.1 và cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cấp đủ nước và chất khoáng.”
Cây đủ nước, chất khoáng. Cây bị thiếu nước. Cây bị thiếu khoáng.
Hình 2.1. Các trạng thái của cây.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- Đáp án : Khi không cung cấp đủ nước và chất khoáng, cây sẽ vàng lá, héo và có thể mất sự sống.
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Nước và khoáng đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật. Vậy thực vật hấp thụ và sử dụng chúng như thế nào? Và tưới cây như thế nào là hợp lí? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật.”
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước ở thực vật.
- Mục tiêu: Trình bày được vai trò của nước đối với thực vật; Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hưỡng đẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong sgk.
- Sản phẩm: Khái niệm chất dinh dưỡng ở thực vật, đáp án câu hỏi 1 sgk trang 10.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi 1 sgk trang 5 và đưa ra kết luận về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với cơ thể sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Vai trò của trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng trong cây. Nước và chất jgoanfs là những chất rất cần thiết cho đời sống của cây trồng. 1. Vai trò của nước ở thực vật - Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 10: Thực vật cần phải hấp thu nước vì đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống và ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật trên Trái Đất: - Nước là thành phần cơ bản của chất sống cấu tạo nên tế bào thực vật chiếm 70% khối lượng cơ thể, - Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể thực vật có một hình dạng nhất định. - Nước là môi trường sống của thực vật thủy sinh. - Nước là dung môi hòa tan muối khoáng và các chất hữu cơ trong cây. Các chất hòa tan trong nước được vận chuyển đi khắp cơ thể. - Nước tham gia vào các phản ứng sinh hóa,, trao đổi chất trong tế bào (như phản ứng quang phân li nước trong quang hợp, các phản ứng thủy phân,..) - Nước đóng vai trò điều hòa nhiệt độ giúp cây chống nóng, bảo vệ cây không bị tổn thương ở nhiệt độ cao. Sự thoát hơi nước ở lá và các bộ phân non làm giảm nhiệt độ trong cây, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sinh lí và quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của khoáng đối với thực vật.
- Mục tiêu: Trình bày được vai trò của khoáng đối với thực vật; Nêu được vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng đối với thực vật; Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi đáp để hướng dẫn và gợi ý cho Hs thảo luận nội dung trong sgk.
- Sản phẩm: Đáp án câu 1 sgk tramg 11 và kết luận về vai trò của nước và chất khoáng đối với thực vật.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm tiến hành nghiên cứu nội dung về các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Vai trò của khoáng ở thực vật - Đáp án câu 2 sgk trang 11: Những biểu hiện của cây khi thiếu nguyên tố khoáng: - Cây sinh trưởng kém, cây yếu, dễ bị đổ ngã và nhiễm bệnh. - Lá hóa vàng, lá nhỏ hơn bình thường, từ màu lục đậm có thể chuyển sang màu đỏ tía hoặc xanh đen. Lá ngắn, khô, héo rũ hoặc biến dạng. Lá xuất hiện các mô bị hoại tử. - Mô phân sinh bị ức chế, thân rễ ngắn, lá mềm, chồi đỉnh không phát triển hoặc bị chết - Quả bị héo khô và rụng
ð Kết luận: Nước và chất khoáng là những chất cần thiết của thực vật, được hấp thụ để xây dựng chất sống cho cơ thể. Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào, là dung môi hòa tan nhiều chất, tham gia vào các phản ứng sinh hóa, trao đổi chất và điều hòa nhiệt độ, tham gia vào chuyển hóa các chất trong cơ thể thực vật. Các chất khoáng có vai trò tham gia xây dựng cấu trúc cơ thể thực vật và điều tiết các quá trình sinh lí trao đổi chất. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật
- Mục tiêu: Mô tả được ba giai đoạn của quá trình trao đổi nước trong cây; Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ; Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây; Trình bày được vai trò của quá trình thoát hơi nước và nêu được cơ chế đóng mở khí khổng.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi- đáp và dạy học theo trạm để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
- Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi 3, 4, 5, 6, 7, 8 trong sgk và kết luận về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi 3 sgk trang 13.
- GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập khép kín với 4 trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đầy đủ 4 trạm: + Trạm 1: Tìm hiểu sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ. + Trạm 2: Tìm hiểu sự vận chuyển câc chất trong cây. + Trạm 3: Tìm hiểu sự thoát hơi nước ở lá + Trạm 4: Ứng dụng quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật * Phiếu học tập ở mỗi trạm được đính dưới hoạt động 3 Thời gian HS tham gia mỗi trạm không quá 10’:
- GV giới thiệu cho HS hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật. - Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 13: + Nước từ đất được các tế bào lông hút của rễ hấp thụ chuyển vào mạch dẫn của rễ. + Nước từ mạch dẫn của rễ đi lên mạch dẫn của thân đến mạch dẫn của lá. + Nước từ mạch dẫn của lá đến khí khổng ở lớp biểu bì để thoát hơi nước ra ngoài không khí. → Do các chất khoáng hòa tan trong nước nên sự hấp thụ các ion khoáng trong đất cũng như sự vận chuyển khoáng trong cây gắn liền với sự hấp thụ và vận chuyển nước.
1. Sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ - Đáp án câu 4 sgk trang 13: + Cơ chế hấp thụ nước: diễn ra theo cơ chế thẩm thấu, nước vận chuyển thụ động từ đất vào lông hút. + Cơ chế hấp thụ khoáng: diễn ra theo cơ chế thụ động ( theo cách hút bám trao đổi hoặc di chuyển theo dòng nước) và cơ chế chủ động. Ngoài ra, các nguyên tố khoáng còn có thể được lá cây hấp thụ qua bề mặt lá. - Đáp án câu 5 sgk trang 14: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ lông hút đến các tế bào biểu bì rễ, qua các lớp tế bào vỏ rễ rồi vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: + Con đường tế bào chất: Sau khi vào tế bào lông hút, nước và chất khoáng sẽ di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp của vỏ rễ thông qua các cầu sinh chất để vào mạch gỗ của rễ. + Con đường gian bào: Nước và khoáng di chuyển qua thành của các tế bào và các khoảng gian bào để vào bên trong. Khi qua lớp nội bì có đai Caspary không thấm nước giúp điều tiết lượng nước và khoáng đi vào mạch gỗ của rễ. 2. Sự vận chuyển các chất trong cây. - Đáp án câu 5 sgk trang 14: + Dòng mạch gỗ: vận chuyển nước, các chất khoáng hòa tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ được vận chuyển một chiều trong mạch gỗ của thân lên lá và các cơ quan ở phía trên. Động lực làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ là do: l Lực đẩy của rễ ( do áp suất rễ) l Lực kép cúa lá (do thoát hơi nước) l Lực liên kết giưa csc phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn. - Dòng mạch rây: vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá; ngoài ra còn có các hormone, vitamin và các ion khoáng di động để cung cấp cho các hoạt động sống của cây ở nơi sử dụng hoặc tích lũy ở các bộ phân dự trữ (củ, quả, hạt). Các chất vận chuyển trong mạch rây có thể theo hai chiều: l Đi từ cơ quan nguồn đến cơ quan chứa l Đi từ cơ quan dự trữ đến cơ quan sử dụng. 3. Sự thoát hơi nước ở lá - Đáp án câu 7 sgk trang 16: + Sự thoát hơi nước ở lá được thực hiện qua bề mặt lá hoặc qua khí khổng (chủ yếu) và phụ thuộc vào số lượng và sự đóng, mở của khí khổng. + Nguyên nhân gây nên sự đóng mở khí khổng: do sự trương nước hoặc mất trương nước của tế bào khí khổng, phụ thuộc vào các yếu tố bên trong cơ thể cũng như các yếu tố từ môi trường. Khi tế bào trương nước, thành ngoài dãn nhiều hơn làm cho hai tế bào này uốn cong lại và mở khí khổng ra. Ngược lại, khi tế bào mất trương nước, thành ngoài co lại làm cho khó khổng đóng. - Đáp án câu 8 sgk trang 16: + Tạo thành lực hút làm cho nước và chất khoáng di chuyển từ môi trường đất vào lông hút và vận chuyển đi lên trong dòng mạch gỗ cung cấp cho các bộ phận của cây, + Có tác dụng hạ nhiệt độ cho cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho sự tồn tại của các tế bào, giúp chúng không bị khô héo và duy trì các quá trình sinh lí xảy ra bình thường. + Thoát hơi nước làm cho khí khổng mở ra, giúp sự trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường. - Đáp án câu luyện tập sgk trang 16: + Ở thực vật hai lá mầm, số lượng khi khổng ở mặt dưới của phiến lá nhiều hơn ở mặt trên. Ở thực vật một lá mầm, số lượng khí khổng ở hai mặt của phiến lá xấp xỉ bằng nhau. + Sự phân bố khí khổng của các loài thực vật có liên quan đến môi trường sống của chúng. VD: Cây sống ở môi trường có cường độ ánh sáng cao, khí khổng tập trung ở mặt dưới để tránh mất nước. Một số loài thực vật có lá nổi trên mặt nước (như sen, súng) có khí không phân bố nhiều ở mặt trên. Kết luận: Hoạt động trao đổi nước và khoáng ở thực vật diễn ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau gồm: + Hấp thụ nước ở hệ rễ. + Vận chuyển nước ở thân. + Thoát hơi nước ở lá. - Sự hấp thụ ion khoáng gắn liền với sự hấp thụ nước. - Các ion khoáng xâm nhập vapf tế bào lông hút theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.
* Đọc thêm - Hiện tượng rỉ nhựa là hiện tượng khi cắt ngang cây ở gần gốc sẽ thấy nhựa rỉ ra ở vết cắt do áp suất rễ đẩy nước từ gốc lên. - Hiện tượng ứ giọt là các giọt nước ứ ra trên mép lá trong điều kiện không khí bão hòa hơi nước ( không có thoát hơi nước kéo nước lên, chỉ do áp suất rễ đẩy nước lên mép lá) |
* Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 1 Họ và tên:……………………………………………………………… Lớp:……………………………………………………………………. | ||
Nhiệm vụ | Nhiệm vụ học tập | |
Nội dung câu hỏi | Trả lời | |
1 (Câu 4 sgk trang 13) | Cơ chế hấp thu nước và khoáng ở rễ khác nhau như thế nào? |
|
2 (Câu 5 sgk trang 14) | Quan sát hình 2.5, hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ |
|
PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 2 Họ và tên:……………………………………………………………. Lớp:…………………………………………………………………… | ||
Nhiệm vụ | Nhiệm vụ học tập | |
Nội dung câu hỏi | Trả lời | |
1 (Câu 6 sgk trang 14) | Quan sát hình 2.6 và cho biết sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và trong mạch rây xảy ra như thế nào. |
|
PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 3 Họ và tên:……………………………………………………………. Lớp:…………………………………………………………………… |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều