Soạn giáo án Khoa học 4 kết nối tri thức Bài 27: Thành phố Hồ Chí Minh

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 Bài 27: Thành phố Hồ Chí Minh - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 27: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ hoặc lược đồ; kể được một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trình bày được một số sự kiện lịch sử có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Nêu được Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, nhận thức về khoa học lịch sử và địa lí, năng lực vận dụng kiến thức và kỉ năng đã học vào cuộc sống.
  • Hình thành năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác trong học tập lịch sử và địa lí.
  • Nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác qua việc tìm tòi, khám phá kiến thức trong bài học và sưu tầm những tư liệu phục vụ học tập.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu nước, tự hào về thành phố mang tên Bác, có trách nhiệm gia giữ và phát huy những giá trị mà cha ông để lại.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Giáo án định hướng dạy học phát triển theo năng lực.
  • Bản đồ hành chính Việt Nam/lược đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tranh ảnh, tư liệu về Bến Nhà Rồng – nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước..
  • Tranh ảnh, video về các công trình hiện đại (nhà máy, các trường đại học, viện nghiên cứu, khu vui chơi), công trình kiến trúc của Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tranh ảnh, tư liệu về một số công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:

https://www.youtube.com/watch?v=dpKd1K02rxM

+ Em nhận ra những địa danh nào trong video?

+ Các địa danh này thuộc thành phố nào của nước ta?

+ Em hãy chia sẻ thêm hiểu biết về 1 trong những địa danh em biết/ yêu thích?

- GV mời HS cả lớp xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Một số địa danh trong video như: Nhà hát lớn, chợ Bến Thành, Bến cảng Nhà Rồng, đường hoa Nguyễn Huệ...

+ Các địa danh trên thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 27 – Thành phố Hồ Chí Minh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được vị trí địa lí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Biết tên gọi khác nhau của Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ hình 2 và yêu cầu xác định trên lược đồ (phóng to/treo tường) vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh (tiếp giáp với các tỉnh nào, vùng biển nào?).

- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến.

- GV xác định lại trên bản đồ lược đồ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh:

+ Giáp với các tỉnh: Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai và vùng biển Đông.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Kể được một số tên gọi khác - của Thành phố Hồ Chí Minh. Nêu hiểu biết của em về các tên gọi đó.

- GV mời đại diện của một số nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi như Gia Định, Sài Gòn, Sài Gòn-Chợ Lớn, Sài Gòn – Gia Định.

+ Từ năm 1976 được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác và tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam.

- GV cho HS xem video về tên gọi của thành phố Hồ Chí Minh:

https://www.youtube.com/watch?v=z_9fUvvv5z4

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số sự kiện lịch sử tiêu biểu về Thành phố Hồ Chí Minh.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu đã diễn ra tại thành phố mang tên Bác.

- Kể tên một số câu chuyện liên quan đến lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Cách tiến hành

- GV có thể tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi/nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát kênh hình trong mục 2 SGK, kết hợp khai thác thêm thông tin liên quan từ sách, báo, internet (giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm từ cuối buổi học trước) để trả lời câu hỏi: Nêu một số sự kiện tiêu biểu diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV khuyến khích các em nêu thêm được những sự kiện tiêu biểu khác, chưa được để cập trong SGK.

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị và kể lại một câu chuyện lịch sử về - Thành phố Hồ Chí Minh được giới thiệu trong SGK.

- GV khuyến khích mỗi nhóm có thể kể lại câu chuyện lịch sử bằng các hình thức khác như: kể chuyện theo tranh, đóng vai nhân vật, kể chuyện ở ngôi thứ ba,... thông qua đó biểu đạt nội dung câu chuyện và cảm xúc của HS về sự kiện/nhân vật lịch sử liên quan.

- GV mời một số nhóm HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và tuyên dương, khen ngợi các nhóm đã có sự tìm hiểu, chuẩn bị để kể lại câu chuyện lịch sử theo cách riêng của mình.

- Để giúp HS khắc sâu về sự kiện/nhân vật lịch sử trong câu chuyện, GV có thể nêu một số câu hỏi nâng cao nhận thức hoặc liên hệ bài học lịch sử của HS:

+ Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước?

+ Tại sao nơi xuất phát lại là Bến Nhà Rồng (thành phố Sài Gòn)?

+ Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta?

- GV mời đại diện của các nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước vì Người muốn đến nước Pháp và các nước khác làm cách nào để giải phóng dân tộc và quay trở về giúp đất nước ta, đồng bào mình.

+ Vì khi đó con đường duy nhất để tới Pháp là đi tàu thủy và Bác có thể làm các công việc khác nhau trên tàu để nuôi sống bản thân.

+ Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã hoàn toàn thắng lợi, đất nước đã được thống nhất.

- GV giới thiệu thêm thông tin về hình 3 và 4 cho HS:

+ Hình 3: Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin: Đây là một trong những chiếc tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến đường Pháp – Đông Dương, tàu vừa chở hàng vừa chở khách thuộc quyền sở hữu của một hãng vận tải đường biển của Pháp. Ngày 5 – 6 – 1911, với công việc của một người phụ bếp, trên con tàu này, từ Bến Nhà Rồng (thành phố Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hình 4: Xe tăng Quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Ảnh tư liệu của nữ nhà báo Phrăng-xoa Đờ-miu-đơ (Pháp) ghi lại thời khắc lịch sử xe tăng T54B số hiệu 843 và xe T59 số hiệu 390 lần lượt húc đổ cổng phụ và cổng chính tiến vào Dinh Độc Lập.

- GV cho HS xem video về quá trình Bác ra đi tìm đường cứu nước và xe tăng tiến vào Dinh Độc lập

https://www.youtube.com/watch?v=O1Rbf3uCN-o

https://www.youtube.com/watch?v=LFW1mTMT_4I

- GV khuyến khích HS kể chuyện lịch sử có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời có minh họa bằng tranh, tư liệu các em sưu tầm được.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chứng minh được Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước thông qua các ví dụ cụ thể, tiêu biểu.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục, quan sát hình 5 đến 9, kết hợp với các tư liệu do HS sưu tầm được, cùng thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: Nêu những biểu hiện chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá và giáo dục quan trọng của đất nước.

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước. Nơi đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng và trung tâm tài chính lớn,..

+ Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của đất nước với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu,...

+ Nơi đây cũng có nhiều di tích lịch sử – văn hoá, bảo tàng và các khu vui chơi giải trí lớn,...

- GV cung cấp thêm kiến thức về tranh minh họa kiến thức cho HS:

+ Hình 5. Cảng biển quốc tế trong Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè: Khu công nghiệp Hiệp Phước trải dài theo dòng sông Soài Rạp, là tuyến luồng tàu biển chính (rộng nhất, ngắn nhất) của Thành phố Hồ Chí Minh nổi ra Biển Đông, nơi quy hoạch Khu cảng hạ lưu Hiệp Phước của Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm cảng biển số 5 (Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu) theo quy hoạch. Bên cạnh đó, cảng cũng giúp cho việc lưu thông hàng hoá theo đường thuỷ nội địa đi về Đồng bằng sông Cửu Long cũng như lên miền Đông Nam Bộ.

+ Hình 6. Một nhà máy trong Khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh: Toạ lạc tại cửa ngõ đông bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 2002, là một trong ba Khu Công nghệ cao quốc gia do Chính phủ thành lập.

+ Hình 7. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam, nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao của cả nước.

+ Hình 8. Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh: Bảo tàng toạ lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1, trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đây là một công trình kiến trúc cổ do người Pháp xây dựng (1929) mang đặc trưng phong cách “Đông Dương cách tân. Bảo tàng lưu giữ lịch sử và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hoá vùng đất phương Nam nói riêng.

+ Hình 9. Một góc khu du lịch văn hoá Đầm Sen Công viên Văn hoá Đảm Sen được xây dựng năm 1976, tại đường Hoà Bình, phường 3, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Công viên văn hoá Đầm Sen được ví là “ốc đảo xanh” với nhiều công trình mang nét văn hoá dân tộc và nhiều công trình hiện đại. Nơi đây trở thành trung tâm vui chơi, tham quan du lịch, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.

- GV cho HS xem video về Thành phố Hồ Chí Minh: (8:38 đến 11:45)

https://www.youtube.com/watch?v=s8ZgNXvELI4

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về Cố đô Huế.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu 1 và hoàn thành bảng theo mẫu.

TT

Lĩnh vực

Biểu hiện

1

Kinh tế

 

2

Văn hóa

 

3

Giáo dục

 

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV mời  1- 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét chốt đáp án:

TT

Lĩnh vực

Biểu hiện

1

Kinh tế

Nơi đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng và trung tâm tài chính lớn,..

2

Văn hóa

Nơi đây cũng có nhiều di tích lịch sử – văn hoá, bảo tàng và các khu vui chơi giải trí lớn,...

3

Giáo dục

Một trong hai trung tâm giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của đất nước với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu,...

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để  hoàn thành yêu cầu 2: Vẽ trục thời gian thể hiện một số sự kiện tiêu biểu của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến  (nếu có).

- GV trình chiếu cho HS đáp án tham khảo

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS

- Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên hoặc một di tích/ danh lam thắng cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ:

+ GV khuyến khích HS viết bài thể hiện nội dung mong muốn theo quan điểm, ý tưởng của các em vẽ Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai

+ GV hướng dẫn HS tìm kiếm thêm thông tin trên sách, báo, truyền hình, internet,... về một di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của Thành phố Hồ Chí Minh mà các em thấy ấn tượng:

·        Tên di tích hoặc địa danh.

·        Địa điểm.

·        Nét nổi bật/ đặc sắc về di tích/địa danh đó.

- GV gợi ý cho HS một số địa danh: Chùa Bà Thiên Hậu, Nhà thờ Đức Bà, Trường đại học Bách Khoa...

- GV mời 1 – 2 HS trình bày phần bài làm của mình. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đọc trước Bài 28 – Địa đạo Củ Chi (SHS tr.118).

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nội dung và quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

- HS các nhóm thực hiện.

 

 

 

- HS chọn hình thức kể phù hợp.

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, làm việc nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

- HS trình bày.

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tham khảo.

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.


=> Xem toàn bộ Giáo án Khoa học 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Khoa học 4 kết nối tri thức Bài 27 Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo án word Khoa học 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Khoa học 4 kết nối tri thức Bài 27 Thành phố Hồ Chí Minh

Xem thêm giáo án khác