Soạn giáo án Khoa học 4 kết nối tri thức Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học 4 Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 30: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CHUỖI THỨC ĂN

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức: 

Sau bài học này, HS:

  • Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật đối với việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật.
  • Thực hiện được một số việc làm giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên và vận động gia đình cùng thực hiện.
  1. Năng lực: 

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Thực hiện được một số việc làm giữ gìn cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
  1. Phẩm chất: 
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án. 
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh trong SGK.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  • Các loại tranh ảnh về các bộ phận của thực vật có thể dùng làm thức ăn cho người và động vật.
  • Tranh ảnh hoặc sơ đồ về các chuỗi thức ăn giữa các sinh vật trong đó thể hiện vị trí quan trọng của thực vật.
  • Một số tranh ảnh hoặc clip truyền thông của các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, trồng cây xanh, đấu tranh bảo vệ động vật hoang dã, vệ sinh môi trường,…
  1. Đối với học sinh:
  • SGK.
  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về vai trò của cây lúa trong chuỗi thức ăn.

b. Cách thức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.

- GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết cây lúa có vai trò gì đối với chuỗi thức ăn.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung, không chốt đúng sai

mà dẫn dắt vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay - Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật

a. Mục tiêu: HS nêu được thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật.

b. Cách tiến hành:

* HĐ 1.1

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:

+ Thức ăn của động vật và con người được lấy từ đâu?

+ Các bộ phận nào của cây ngô có thể được dùng làm thức ăn cho con người và động vật?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).



- GV nhận xét, chôt kiến thức: Gần như tất cả các bộ phận của thực vật đều có thể dùng làm thức ăn cho người và động vật.

* HĐ 1.2 

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.

- GV đặt câu hỏi: 

+ “Thức ăn” của cây lúa trong hình là gì?

+ Thức ăn của gà và cáo là gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).




- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng.

- GV đặt câu hỏi: Nhận xét về vai trò của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).


- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng.

Hoạt động 2: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

a. Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò thực vật trong chuỗi thức ăn.

b. Cách tiến hành:

* HĐ 2.1

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi: 

+ Đặc điểm chung của ba chuỗi thức ăn trên là gì?

+ Tại sao thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn?

+ Kể một số chuỗi thức ăn khác mà em biết có thực vật đứng đầu chuỗi.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).




- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng. 

- GV nêu câu hỏi củng cố:

+ Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ các chất nào?

+ Vì sao thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn?

+ Hãy viết và mô tả một chuỗi thức ăn khác có thực vật đứng đầu chuỗi.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).







- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

Hoạt động 3: Cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên

a. Mục tiêu: HS nhận biết được tác hại của mất cân bằng chuỗi thức ăn và nêu được các hành động để duy trì cân bằng đó.

b. Cách tiến hành:

* HĐ 3.1

- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 

+ Nếu khoai tây (nguồn thức ăn của chuột) bị mất mùa sẽ gây tác động gì đến số lượng chuột và rắn?

+ Nếu số lượng rắn trong chuỗi thức ăn giảm mạnh do con người khai thác quá mức thì số lượng chuột và khoai tây thay đổi như thế nào?

+ Hãy nhận xét về vai trò của thực vật, động vật đối với sự cân bằng chuỗi thức ăn.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).







- GV nhận xét, chốt kiến thức: Trong chuỗi thức ăn, khi một sinh vật nào đó bị suy giảm số lượng sẽ dẫn đến làm giảm số lượng của sinh vật ăn nó. Điều này có thể dẫn đến phá hủy toàn bộ chuỗi thức ăn.

* HĐ 3.2

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 6.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Hoạt động nào của con người trong 3 hoạt động (1, 2 và 3) ít gây hậu quả xấu, hoạt động đánh bắt nào gây hậu quả xấu và lâu dài đến chuỗi thức ăn?

+ Hoạt động nào trong 3 hoạt động trên có thể gây mất cân bằng chuỗi thức ăn?

+ Đặt tên cho bức tranh.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong

trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét,

nêu ý kiến bổ sung (nếu có).







- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). 

- GV yêu cầu HS quan sát hình 7, 8 và 9.

- GV nêu yêu cầu:

+ Tìm hiểu ý nghĩa của các hoạt động trong hình 7, 8 và 9.

+ Thảo luận nêu một số việc làm để giữ gìn cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

+ Hãy kể về những việc em hoặc người thân, người dân nơi em sống đã làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn.

+ Hãy chia sẻ và vận động gia đình cam kết không sử dụng một số sinh vật như rắn, gấu,… trong tự nhiên làm thức ăn và thuốc.

- GV giải thích cho HS biết giữ cân bằng chuỗi thức ăn là giữ cho các sinh vật trong chuỗi thức ăn có số lượng được duy trì ổn định lâu dài.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong

trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét,

nêu ý kiến bổ sung (nếu có).










- GV nhận xét, tuyên dương các HS có hành động tích cực giúp giữ cân bằng chuỗi thức ăn.

* CỦNG CỐ

- GV chốt lại kiến thức của bài trong mục “Em đã học”.

- GV đặt câu hỏi củng cố:

+ Hãy giải thích vai trò của thực vật trong

việc tạo thức ăn cho động vật và con người.

+ Vì sao thực vật thường đứng đầu trong nhiều chuỗi thức ăn?

+ Yếu tố nào sau đây thường không được đa số thực vật sử dụng làm “thức ăn” khi tổng hợp chất dinh dưỡng?

A. Nước.

B. Khí các-bô-nic.

C. Ánh sáng mặt trời.

D. Chất bột đường.

+ Nhóm sinh vật nào khi bị suy giảm số lượng đột ngột thường ít gây mất cân bằng chuỗi thức ăn?

A. Sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn.

B. Sinh vật đứng giữa chuỗi thức ăn.

C. Sinh vật đứng cuối chuỗi thức ăn.

D. Cả A, B và C.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).










- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Đọc trước nội dung bài 31.






- HS quan sát hình.







- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.


- HS trả lời:

+ Cây lúa cung cấp thức ăn cho động vật, đứng đầu chuỗi thức ăn.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.













- HS quan sát hình.




















- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 






- HS trả lời:

+ Thức ăn của con người và động vật được lấy từ thực vật.

+ Con người: bắp ngô; động vật: thân, lá của cây ngô.

- HS lắng nghe, ghi bài.




- HS quan sát hình.







- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.



- HS trả lời: 

+ Cây lúa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, nước, chất khoáng và khí các-bô-níc làm “thức ăn”. 

+ Con gà trong hình sử dụng hạt lúa làm thức ăn. Con cáo ăn con gà, không ăn lúa.

- HS lắng nghe, chữa bài.


- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.



- HS trả lời: Thực vật tạo ra và cung cấp nguồn thức ăn nuôi sống chính thực vật và các sinh vật khác như con người và động vật.

- HS lắng nghe, chữa bài.









- HS quan sát hình.













- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.








- HS trả lời: 

+ Thực vật đứng đầu chuỗi thức ăn.

+ Do thực vật là nhóm sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng để nuôi sống chính nó và các sinh vật khác.

+ Cỏ → sâu → chim sâu.

- HS lắng nghe, ghi bài.


- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.







- HS trả lời:

+ Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước, khí các-bô-níc ở lá cây dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.

+ Thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi vì thực vật là nhóm sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng để nuôi sống chính nó và các sinh vật khác.

+ Cây lúa → chuột → rắn.

- HS lắng nghe, chữa bài. 








- HS quan sát hình.




- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.











- HS trả lời:

+ Khoai tây bị mất mùa sẽ làm giảm số lượng chuột, dẫn đến giảm số lượng rắn.

+ Nếu số lượng rắn giảm mạnh sẽ làm tăng số lượng chuột do không bị rắn ăn thịt, làm cho số lượng khoai tây bị suy giảm.

+ Thực vật cung cấp thức ăn cho cả chuỗi

thức ăn, các động vật khác duy trì sự cân bằng của chuỗi thức ăn.

- HS lắng nghe, ghi bài.






- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS quan sát hình.







- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.









- HS trả lời:

+ Hoạt động 1 ít gây tác động đến sinh vật.

Hoạt động 2, 3 gây tác động xấu, ảnh hưởng lâu dài.

+ Hoạt động 2, 3 gây mất cân bằng chuỗi thức ăn vì ngoài đánh bắt cá trưởng thành còn giết hết các cá con và sinh vật khác trong môi trường nước.

+ Tên bức tranh: Cách đánh bắt cá.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

- HS quan sát hình.











- HS lắng nghe yêu cầu của GV.











- HS lắng nghe, ghi nhớ.




- HS trả lời:

+ Hình 7: cảnh báo, ngăn chặn săn bắt, phá hoại rừng. Hình 8: tích cực trồng cây xanh. Hình 9: tích cực bảo vệ động vật hoang dã.

+ Trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ các loài động vật hoang dã,…

+ Dọn dẹp vệ sinh nơi ở, trồng cây xanh, tham gia các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã,…

+ HS chia sẻ, vận động gia đình cam kết không sử dụng một số sinh vật trong tự nhiên làm thức ăn và thuốc.

- HS lắng nghe, phát huy.




- HS lắng nghe, ghi nhớ.


- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.



















- HS trả lời: 

+ Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng để sống và phát triển. Chúng là nguồn thức ăn của con người và nhiều loài động vật khác.

+ Thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi vì thực vật là nhóm sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng để nuôi sống chính nó và các sinh vật khác.

+ D.

+ C.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.





- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.


=> Xem toàn bộ Giáo án Khoa học 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Khoa học 4 kết nối tri thức Bài 30 Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn, Giáo án word Khoa học 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Khoa học 4 kết nối tri thức Bài 30 Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

Xem thêm giáo án khác