Soạn giáo án Lịch sử 10 Cánh diều mới nhất bài 13: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt
Soạn giáo án lịch sử 10 cánh diều bài 13: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt theo chương trình học mới nhất thay đổi từ năm học 2023- 2024. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT
(5 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về chính trị, kinh tế, tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật.
Phân tích được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về thành tựu của nền văn minh Đại Việt.
Trân trọng giá trị của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về nền văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua biết sử dụng các phương pháp học tập tích cực để giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách chủ động.
Giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi, thảo luận nhóm để tìm hiểu các thành tựu cơ bản và ý nghĩa của văn minh Đại Việt. Trân trọng giá trị trường tồn của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về nền văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam.
Năng lực lịch sử:
Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sử dụng tư liệu viết, tranh ảnh,... để nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về chính trị, kinh tế, văn hóa (tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng), giáo dục, văn học, nghệ thuật,...
Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về thành tựu của nền văn minh Đại Việt.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng truyền thống yêu nước, lòng tự hào về thành tựu của văn minh Đại Việt và sự biết ơn đối với những người đã sáng tạo ra nền văn minh đó.
Trân trọng giá trị trường tồn của nền văn minh Đại Việt và có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của văn minh Đại Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
Bảng biểu, tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học.
Đoạn phim, video (nếu có).
Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 10.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật; HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân về văn minh Đại Việt để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, hàng dọc có liên quan đến bài học Một số thành tựu của văn minh Đại Việt.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ HS có quyền lựa chọn bất kì ô chữ nào để giải đố.
+ Cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng.
- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:
+ Ô chữ A (7 chữ cái): Công trình được vua Lý Thánh Tông cho dựng vào năm 1070 để thờ Khổng Tử.
+ Ô chữ B (10 chữ cái): Công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời Nguyễn trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
+ Ô chữ C (11 chữ cái): Tác phẩm của Trần Hưng Đạo sáng tác nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân sĩ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
+ Ô chữ D (10 chữ cái): Trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
+ Ô chữ E (9 chữ cái): Công trình được xây dựng vào thời Lê sơ nhằm mục đích vinh danh người tài.
+ Ô chữ G (10 chữ cái): Loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc phát triển từ thời Lý.
+ Ô chữ H (9 chữ cái): Tên gọi thành Đại La vào thời Lý.
+ Ô chữ I (13 chữ cái): Một trong “An Nam tứ đại khí” gắn liền với tứ linh.
+ Ô chữ K (6 chữ cái): Dòng văn học phát triển mạnh ở thế kỉ X - XV.
+ Ô chữ L (7 chữ cái): Hệ tư tưởng giữ vị trí độc tôn vào thời Lê Sơ.
+ Ô chữ M (8 chữ cái): Thầy giáo nổi tiếng thời Trần đã dâng Thất trảm sớ.
+ Ô chữ N (7 chữ cái): Ông tổ nghề thuốc nam của Việt Nam.
+ Ô chữ O (8 chữ cái): Ông là chủ biên bộ Đại Việt sử ký.
+ Ô chữ P (7 chữ cái): Tên gọi khác của Lũy Trường Dục.
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
E |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
G |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
H |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
K |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
L |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
M |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
N |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
O |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
P |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bản thân về văn minh Đại Việt để trả lời câu hỏi.
- HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề).
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
A |
|
|
|
|
|
|
|
|
| V | A | N | M | I | E | U |
|
B |
|
|
| C | O | T | C | O | H | A | N | O | I |
|
|
|
|
C |
|
| H | I | C | H | T | U | O | N | G | S | I |
|
|
|
|
D | Q | U | O | C | T | U | G | I | A | M |
|
|
|
|
|
|
|
E |
| B | I | A | T | I | E | N | S | I |
|
|
|
|
|
|
|
G |
|
|
| M | U | A | R | O | I | N | U | O | C |
|
|
|
|
H |
|
|
|
|
|
|
|
| T | H | A | N | G | L | O | N | G |
I | C | H | U | O | N | G | Q | U | I | D | I | E | N |
|
|
|
|
K |
|
|
|
|
| C | H | U | H | A | N |
|
|
|
|
|
|
L |
|
|
|
|
| N | H | O | G | I | A | O |
|
|
|
|
|
M |
|
|
|
|
|
| C | H | U | V | A | N | A | N |
|
|
|
N |
|
|
|
|
| T | U | E | T | I | N | H |
|
|
|
|
|
O |
|
|
|
|
|
|
|
| L | E | V | A | N | H | U | U |
|
P |
|
|
|
|
|
| L | U | Y | T | H | A | Y |
|
|
|
|
è Ô chữ chủ đề: VĂN MINH ĐẠI VIỆT,
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, trình chiếu hoàn chỉnh các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- GV dẫn dắt vào bài học: Chúng ta vừa cùng nhau đi giải những ô chữ về một số thành tựu của văn minh Đại Việt. Vậy nền văn minh Đại Việt đã đạt được những thành tựu tiêu biểu gì? Nền văn minh Đại Việt có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành tựu cơ bản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thành tựu cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa của văn minh Đại Việt.
b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục 1 để tìm hiểu về thành tựu cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa của văn minh Đại Việt.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về thành tựu cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa của văn minh Đại Việt.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Về chính trị Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục 1a SGK tr.69, 70 để tìm hiểu thành tựu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực chính trị, tập trung vào tổ chức bộ máy nhà nước và luật pháp: + Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu thành tựu về tổ chức bộ máy nhà nước. + Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu thành tựu về luật pháp. - GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1, tư liệu SGK tr.69, 70 để trả lời câu hỏi: + Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông như thế nào? + Vai trò của vua, các quan lại và cơ quan văn phòng, hành chính, giám sát, chuyên môn ra sao? + Nhà nước quản lí chính quyền ở các cấp địa phương như thế nào? à HS rút ra nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời vua Lê Thánh Tông (theo thể chế quân chủ và điển hình thời phong kiến Đại Việt, được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương). - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, tư liệu Đại Việt sử ký toàn thư SGK tr.70 để hiểu được giá trị của việc ban hành bộ Hình thư (bộ luật hành văn đầu tiên của Việt Nam). - GV yêu cầu HS khai thác Em có biết SGK tr.71 để hiểu sâu sắc nội dung cơ bản của luật pháp thời Lê sơ, từ đó tự rút ra được tác động tích cực của luật pháp thời phong kiến đối với dân tộc. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video thành tựu về tổ chức bộ máy nhà nước và luật pháp văn minh Đại Việt: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 1. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: + So sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần với thời Lê sơ (tổ chức và tính chất bộ máy nhà nước). à Quyền lực ngày càng tập trung vào tay vua. à Nhà nước quân chủ điển hình. + Điểm chung của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê sơ, Nguyễn. à Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, bảo vệ an ninh đất nước. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày thành tựu cơ bản về chính trị của văn minh Đại Việt. - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận: Trải qua các triều đại phong kiến Đại Việt, tổ chức bộ máy nhà nước không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. Sự ra đời của luật pháp thành văn đánh dấu bước tiến của văn minh Đại Việt. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Tìm hiểu về thành tựu cơ bản a. Chính trị * Tổ chức bộ máy nhà nước - Không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. - Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lí, chuyên môn, giám sát,... thể hiện vai trò tổ chức, quản lí của nhà nước ngày càng chặt chẽ, tiêu biểu là tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ. * Luật pháp - Nhà nước tăng cường quản lí xã hội thông qua luật pháp. - Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ. - Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. à Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt. à Đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam và là bước tiến của văn minh Đại Việt. - Năm 1230, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật. - Năm 1483, bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) dưới thời Lê sơ ra đời. à Trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị cũng như trật tự xã hội. - Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) và ban hành năm 1815. è Nội dung chủ yếu của các bộ luật: - Đề cao tính dân tộc và chủ quyền quốc gia. - Bảo vệ quyền lực của vua, quý tộc, quan lại. - Bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp. - Bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trong đó có quyền lợi của phụ nữ. |
giáo án lịch sử 10 cánh diều, giáo án lịch sử 10 cánh diều chương trình mới nhất, soạn giáo án bài 13: Một số thành tựu của văn sách lịch sử 10 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác