Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/… 

BÀI 35: NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.

  • Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, có cánh.

  • Dựa vào hình ảnh mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.

  • Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.

  • Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.

  • Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.

  • Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến nội dung về nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung liên quan đến nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể để nhận ra các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn.

Năng lực khoa học thực nhiên: 

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: 

    • Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.

    • Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, có cánh.

    • Dựa vào hình ảnh mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.

    • Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.

    • Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.

    • Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.

  • Tìm hiểu thế giới sống: Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được GV và bạn cùng nhóm phân công.

  • Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  • Hình ảnh 35.1 - 35.6 và các hình ảnh liên quan đến nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể trong thực tiễn.

  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều. 

  • Nghiên cứu bài học trước khi lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ, dẫn dắt vấn đề; HS tham gia trò chơi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi ô chữ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi:

* Ô chữ hàng ngang:

Hàng 1 (10 chữ): Trình tự nucleotide trên gene quy định thành phần và trình tự amino acid trên phân tử protein, qua phân tử trung gian mRNA được gọi là gì?

Hàng 2 (9 chữ): Điền vào chỗ chấm: “Thành phần cấu trúc của chuỗi polypeptide là các… liên kết với nhau bằng liên kết peptide.”

Hàng 3 (6 chữ): Các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gen được gọi là gì?

* Ô chữ hàng dọc: Đối với các loài sinh vật, thông tin di truyền được lưu giữ và bảo quản ở đâu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, trả lời câu hỏi trò chơi ô chữ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời: 

Đáp án ô chữ hàng ngang:

+ Hàng 1: Mã di truyền.

+ Hàng 2: Amino acid.

+ Hàng 3: Allele.

Đáp án ô chữ hàng dọc: DNA.

 

 

M

Ã

D

I

T

R

U

Y

N

 

 

A

M

I

N

O

A

C

I

D

 

 

 

 

 

 

 

A

L

L

E

L

E

 

 

 

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở người, trung bình một phân tử DNA gồm có 1,5 × 108 cặp nucleotide. Nếu được duỗi thẳng hoàn toàn thì phân tử này dài khoảng 4 cm, gấp hàng nghìn lần đường kính nhân tế bào (khoảng 5μm). Theo em, bằng cách nào mà phân tử DNA có thể nằm gọn trong nhân tế bào người. Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
 

 

………Còn tiếp……….


 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 cánh diều, giáo án bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm Khoa học tự nhiên 9 cánh diều, giáo án Khoa học tự nhiên 9 CD bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác