Soạn giáo án điện tử sinh học 10 cánh diều bài 6 : Các phân tử sinh học trong tế bào
Giáo án powerpoint sinh học 10 Cánh diều mới bài bài 6 : Các phân tử sinh học trong tế bào. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
- Kể tên các thực phẩm em hay sử dụng hằng ngày.
- Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết các chất có trong thực phẩm đó.
Bài 6:
Các phân tử sinh học trong tế bào.
Nội dung bài học
Khái quát về phân tử sinh học
Protein
Carbohydrate
Nucleic acid
Thực hành nhận biết một số phân tử sinh học
- Khái quát về phân tử sinh học
Đọc thông tin và quan sát sơ đồ mục I (SGK tr.29) để tìm hiểu khái quát về phân tử sinh học.
Phân tử sinh học là gì?
Kể tên một số phân tử sinh học trong tế bào
Cho biết các đơn phân cấu tạo nên các polysaccharide, polypeptide, DNA, RNA.
- Phân tử sinh học là hợp chất hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật.
- Các phân tử sinh học bao gồm:
- Những phân tử lớn tham gia cấu tạo tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid.
- Các phân tử nhỏ là các sản phẩm trao đổi chất như aldehyde, alcohol, acid hữu cơ, hay các chất tham gia xúc tác, điều hoà như một số vitamin, hormone.
- Carbohydrate
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 phần II (SGK tr.24-26) để tìm hiểu về carbohydrate.
- Carbohydrate là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O với tỉ lệ H : O là 2 : 1.
- Các monosaccharide, đặc biệt là glucose, đóng vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào; là thành phần cấu tạo của disaccharide, polysaccharide và nhiều hợp chất khác như nucleotide, glycoprotein, glycolipid.
- Sucrose: phân tử đường được vận chuyển giữa các mô, cơ quan ở thực vật.
- Một số polysaccharide như tinh bột (ở thực vật), glycogen (ở động vật) đóng vai trò dự trữ năng lượng trong tế bào, còn cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.
Cấu tạo Monosaccharide
Khái niệm Disaccharide
Khái niệm Polysaccharide
- Monosaccharide
- Loại carbohydrate đơn giản nhất. Công thức phân tử: CnH2nOn (thường có 3-7 nguyên tử carbon), còn gọi là đường đơn. Phổ biến là các triose, pentose và hexose.
- Các monosaccharide đều là chất khử nên còn được gọi là đường khử.
- Disaccharide
Còn gọi là đường đôi. Một số disaccharide phổ biến: sucrose (có nhiều trong quả, mía, củ cải đường,...), lactose (trong sữa).
- Polysaccharide
- Polysaccharide là polymer (hợp chất có cấu trúc đa phân) của các monosaccharide kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside, được hình thành qua nhiều phản ứng ngưng tụ.
- Polysaccharide có thể gồm một hoặc một số loại monosaccharide.
III. PROTEIN
- Amino acid
- Có khoảng 20 loại amino acid chính tham gia câu tạo protein với trật tự khác nhau → nhiều loại protein.
Các amino acid này khác nhau về mạch bên (gốc R).
- Những amino acid mà người và động vật không tự tổng hợp được nhưng cần thiết cho hoạt động sống nên phải thu nhận từ nguồn thức ăn, gọi là amino acid không thay thế.
Ví dụ: lysine, tryptophan....
- Protein
- Chiếm hơn 50% khối lượng vật chất khô của tế bào.
- Là polymer sinh học, cấu tạo từ hàng chục đến hàng trăm nghìn gốc amino acid, kết hợp với nhau bằng liên kết peptide, tạo thành chuỗi thẳng, không phân nhánh.
- Gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S và một số nguyên tố khác như P, Zn, Fe, Cu, Mg,...
Giáo án điện tử sinh học 10 Cánh diều, giáo án powerpoint sinh học 10 Cánh diều bài 6 : Các phân tử sinh học, bài giảng điện tử sinh học 10 Cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác