Soạn giáo án điện tử sinh học 10 cánh diều bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Giáo án powerpoint sinh học 10 Cánh diều mới bài bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
- VSV thuộc giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới?
- Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt chúng với các sinh vật khác?
BÀI 17: VI SINH VẬT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VI SINH VẬT
- NỘI DUNG BÀI HỌC
- Khái niệm VSV
- Các kiểu dinh dưỡng ở VSV
- Một số phương pháp nghiên cứu VSV
4.Thực hành một số phương pháp nghiên cứu VSV
- I. KHÁI NIỆM VI SINH VẬT
Em hãy quan sát Hình 17.2 (SGK, tr.102) và trả lời các câu hỏi:
- Trong sữa chua có vi khuẩn lactic, trong cơm rượu nếp có nấm men. Em có thể quan sát chúng bằng cách nào? Tại sao?
- Nêu khái niệm vi sinh vật. Cho ví dụ về các nhóm vi sinh vật.
- Nêu đặc điểm chung của vi sinh vật.
- Vi khuẩn lactic có trong sữa chua và nấm men có trong cơm rượu nếp là các vi sinh vật có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
- Vi sinh vật bao gồm các sinh vật có kích thước nhỏ bé và thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi. Vi sinh vật có đại diện trong các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh và Nấm.
- Vi sinh vật có một số đặc điểm chung như kích thước nhỏ bé, số lượng nhiều và phân bố rộng, hấp thu và chuyển hoá vật chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
- Quan sát Hình 17.3 (SGK tr.103), cho biết kích thước và thời gian chu kì tế bào của E.coli và S.cerevisiea.
- Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa hai thông số đó? Giải thích.
- Đường kính cơ thể của nấm men gấp đôi đường kính cơ thể của vi khuẩn colicòn chu kì tế bào của nấm men dài hơn chu kì tế bào của vi khuẩn → Kích thước cơ thể càng nhỏ (S/V càng lớn) thì chu kì tế bào càng ngắn (tốc độ sinh sản càng nhanh).
Giải thích: Tốc độ trao đổi chất của tế bào sinh vật phụ thuộc vào tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào). Kích thước càng nhỏ, tỉ lệ S/V càng lớn thì tốc độ trao đổi chất càng lớn khiến cho tốc độ sinh trưởng và sinh sản của tế bào càng nhanh (chu kì tế bào càng ngắn).
- II. CÁC KIỂU DINH DƯỠNG Ở VI SINH VẬT
Làm việc nhóm
Nghiên cứu nội dung mục II (SGK tr.103 – 104) để tìm hiểu về các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT
Hoạt động nhóm
Nhiệm vụ 1: Phương pháp phân lập vi sinh vật.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu hình thái vi sinh vật.
Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Đọc thông tin và quan sát các hình ảnh minh họa SGK, tóm lược các thông tin về từng phương pháp:
- Phân lập vi sinh vật
Mục đích
Tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.
Ý nghĩa
Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về hình thái, sinh lí, hóa sinh hoặc sử dụng loài nào đó vào thực tiễn.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị môi trường phân lập.
- Bước 2: Cấy hỗn hợp vi sinh vật muốn phân lập lên môi trường đã chuẩn bị.
- Bước 3: Nuôi cấy trong điều kiện thích hợp để tạo ra các khuẩn lạc riêng rẽ trên các môi trường phân lập.
- Bước 4: Quan sát và phân tích kết quả nuôi cấy.
- Nghiên cứu hình thái vi sinh vật
Mục đích: Nhận biết nhóm vi sinh vật.
Ý nghĩa: Giúp quan sát được các đặc điểm hình dạng vi sinh vật.
Các bước thực hiện
- Chuẩn bị mẫu vật
- Quan sát bằng kính hiển vi.
Giáo án điện tử sinh học 10 Cánh diều, giáo án powerpoint sinh học 10 Cánh diều bài 17: Vi sinh vật và các phương, bài giảng điện tử sinh học 10 Cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác