Soạn giáo án điện tử lịch sử 7 chân trời bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225)
Giáo án powerpoint lịch sử 7 chân trời sáng tạo mới bài bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225). Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X
ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
BÀI 11: KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á
TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
HS học về:
- Quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.
- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của các tư liệu hình ảnh và và tư liệu văn bản để tìm hiểu về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI; Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định các quốc gia nào trong giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là tiền thân của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm và nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa, học hỏi để hòa nhập; Có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa chung Đông Nam Á.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Lược đồ các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ X – XIII.
- Lược đồ các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ XIII – XV.
- Tranh, ảnh sưu tầm về các thành tựu văn hóa tiêu biểu.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS sử dụng kiến thức đã học ở lớp 6 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á được hình thành trong khoảng từ thế kỉ VII đến thể kỉ X.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á được hình thành trong khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng kiến thức đã học ở lớp 6 về một vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Tên một số các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á được hình thành trong khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X: Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vi-giay-a, Ma-ta-ram, Chăm-pa, Sri Kse-tra, Ka-lin-ga,...
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Em đã tìm hiểu về các quốc gia sơ kì và phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X với một nền văn hoá bản địa sâu đậm, đa sắc màu. Nửa sau thê kỉ X, nhiều sự kiện lịch Sử quan trọng đã xảy ra, đánh dấu lịch sử khu vực bước vào một thời kì mới - thời kì phát triển của chế độ phong kiến Đông Nam Á. Nhiều nhà sử học nhất trí rằng, thời kì này kéo dài đến nửa đâu thế kỉ XVI, khi các nước thực dân bắt đầu có mặt ở khu vực. Vậy, quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn này như thế nào? Những thành tựu văn hoá tiêu biểu đã đạt được là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS khai thác và sử dụng lược đồ 11.1, 11.2 để xác định được những quốc gia có trước thế kỉ XIII, từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI và tên các quốc gia hiện tại.
- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu 11.3, 11.4 để nắm được sự phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.
- Sản phẩm:
- Quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.
- Các quốc gia phong kiến dựa vào nông nghiệp và các quốc gia phát triển dựa vào thương nghiệp.
- Tên các quốc gia thuộc hải đảo và các quốc gia thuộc lục địa.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát Lược đồ 11.1, 11,2, kết hợp khai thác Tư liệu 11.3, 11.4 thảo luận và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1: Mô tả quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. - GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu và thảo luận: + Khai thác và sử dụng được lược đồ 11.1, 11.2: · Xác định được đường biên giới và tên các quốc gia hiện tại. · Nhận biết kí hiệu của các quốc gia phong kiến trong phạm vi các quốc gia ngày nay. · So sánh hai lược đồ, xác định những quốc gia có trước thế kỉ XIII và từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Những quốc gia không còn tồn tại, những quốc gia mới xuất hiện vào giai đoạn 2 và những quốc gia hiện diện trong cả hai giai đoạn. + Khai thác được tư liệu 11.3 và 11.4: · Đọc - hiểu tư liệu 11.3 Ma-lắc-ca phát triển dựa trên thương mại hay nông nghiệp? Biểu hiện của sự phát triển được thể hiện như thế nào?). · Giải mã tư liệu 11.4: Xuất xứ bức ảnh - ai vẽ? thời gian? vẽ cái gì? Cầu gỗ nối liền hai bên thành phố, tháp canh, các toà nhà (cảng vụ, thu thuế); sông Ma-lắc-ca, sự sầm uất của chốn đô hội,... - GV lưu ý HS: + HS có thể lập đường thời gian hoặc bảng thống kê để mô tả các giai đoạn hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á theo các mốc : X, XIII, XVI, XVI. + Kể tên các quốc gia phong kiến dựa vào nông nghiệp và các quốc gia phát triển dựa vào thương nghiệp. + Kể tên các quốc gia thuộc hải đảo và các quốc gia thuộc lục địa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia thành các nhóm theo sự phân công của GV. - HS thảo luận theo nhóm, quan sát Lược đồ 11.1, 11,2, kết hợp khai thác Tư liệu 11.3, 11.4 thảo luận và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS: + Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm. + Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm trên Phiếu học tập số 1: Mô tả quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của các nhóm. - GV mở rộng kiến thức cho HS: + Đường thời gian về giai đoạn ra đời và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á. + Bảng tóm tắt các đế chế ở Đông Nam Á (thế kỉ X- thế kỉ XVI). à Đính kèm phía dưới hoạt động 1. - GV kết luận: + Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI còn là thời kì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực. + Các quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp trù phú như A-út-thay-a, Cam-pu-chia, Đại Việt. Một số nước khác mạnh về thương mại biển như Mô-giô-pa-hit, Ma-lắc-ca,... - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á - Thế kỉ X: + Nhà nước độc lập của người Việt ra đời. + Là thời kì thống nhất và phát triển của một số quốc gia như Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vi-giay-a. - Thế kỉ XIII: đánh dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á như Su-khô-thay, A-út-thay-a, Mô-gia-pa-hít,… - Thế kỉ XV: vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập, nhanh chóng phát triển thịnh vượng.
|
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint lịch sử 7 CTST bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát, bài giảng điện tử lịch sử 7 Chân trời sáng tạo
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác