Soạn giáo án điện tử địa lí 7 chân trời bài 9: Thiên nhiên châu phi (3 tiết)

Giáo án powerpoint địa lí 7 chân trời sáng tạo mới bài bài 9: Thiên nhiên châu phi (3 tiết). Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Những hình ảnh sau đây giúp em liên tưởng đến châu lục nào?

  Em có biết

Châu Phi được xem là cái nôi của nhiều nền văn minh trên thế giới, một trong những châu lục với hệ sinh thái phong phú và đa dạng nhất hành tinh.

Là một châu lục giàu khoáng sản và là nơi sản xuất kim cương lớn nhất thế giới.

BÀI 9: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI

(3 Tiết)

NỘI DUNG BÀI HỌC

Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi

Đặc điểm tự nhiên

  1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi

Thảo luận cặp đôi, dựa vào thông tin mục 1 và bản đồ hình 9.1 (SGK tr.128-129), sau đó trả lời các câu hỏi:

  • Cho biết châu Phi nằm ở những bán cầu nào.
  • Xác định các châu lục, đại dương, biển, vịnh biển xung quanh châu Phi.

Thảo luận cặp đôi, dựa vào thông tin mục 1 và bản đồ hình 9.1 (SGK tr.128-129), sau đó trả lời các câu hỏi:

  • So sánh diện tích châu Phi với các châu lục khác trên thế giới.
  • Nêu đặc điểm hình dạng của châu Phi.

Vị trí:

  • Nằm ở cả 4 bán cầu Bắc, Nam, Đông, Tây.
  • Phần lớn lãnh thổ nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
  • Phía bắc giáp với Địa Trung Hải, qua đó là châu Âu.
  • Phía đông bắc giáp với châu Á ở eo đất Xuy-ê (đã bị cắt bởi kênh đào Xuy-ê) và giáp Biển Đỏ.
  • Phía đông, nam và tây giáp với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
  • Diện tích: hơn 30 triệu km2, là châu lục lớn thứ 3 thế giới.
  • Hình dạng: có dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.
  1. Đặc điểm tự nhiên

Chia lớp thành các nhóm nhỏ. Các nhóm nghiên cứu thông tin trong mục 2 (SGK tr.129 – 131) và thực hiện nhiệm vụ:

  • Nhóm 1: Tìm hiểu địa hình châu Phi.
  • Nhóm 2: Tìm hiểu khoáng sản châu Phi.
  • Nhóm 3: Tìm hiểu khí hậu châu Phi.
  • Nhóm 4: Tìm hiểu sông, hồ châu Phi.
  • Nhóm 5: Tìm hiểu các môi trường tự nhiên châu Phi.
  1. Địa hình và khoáng sản
  • Địa hình: Bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750m so với mực nước biển.
  • Địa hình cao về phía đông nam và thấp về phía tây bắc.
  • Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng.
  • Sơn nguyên: nơi có nhiều đỉnh núi cao hơn 4000 m, phân bố phía đông và nam như sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi,...
  • Bồn địa: xen giữa các vùng đất cao, điển hình như bồn địa Công-gô, Ca-la-ha-ri, bồn địa Sát,...
  • Hoang mạc: rộng lớn và rất khô hạn như Xa-ha-ra, Na-mip,...
  • Núi thấp: tập trung phía bắc và phía nam châu Phi như Át-lát, Đrê-ken-béc,...
  • Đồng bằng: thấp, diện tích nhỏ, phân bố ven biển như đồng bằng châu thổ sông Nin, các đồng bằng ven vịnh Ghi-nê,...

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử địa lí 7 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint địa lí 7 CTST bài 9: Thiên nhiên châu phi (3 tiết), bài giảng điện tử địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác