Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Xem hình ảnh về giáo án

Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Ngay từ lớp 6, các em đã được làm quen với năng lượng nhiệt. Theo em, năng lượng nhiệt là gì và tại sao mọi vật đều luôn có năng lượng này?

BÀI 26:

NĂNG LƯỢNG NHIỆT VÀ NỘI NĂNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Một số tính chất của phân tử, nguyên tử
  2. Khái niệm năng lượng nhiệt
  3. Khái niệm nội năng
  4. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA PHÂN TỬ, NGUYÊN TỬ

Dựa vào sự hiểu biết của mình về năng lượng nhiệt đã học ở lớp dưới, các em hãy nêu một số ví dụ.

Hai tính chất cơ bản của phân tử, nguyên tử

Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật càng nhanh

Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy, gọi là lực tương tác phân tử, nguyên tử

Ở nhiệt độ trong phòng, các phân tử trong không khí có thể chuyển động với tốc độ từ hàng trăm tới hàng nghìn m/s. Tại sao khi mở một lọ nước hoa ở đầu lớp thì phải một lúc sau, người ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi thơm?

Các phân tử nước hoa cũng như các phân tử không khí đều chuyển động hỗn loạn theo mọi phía nên không ngừng va chạm vào nhau. Do đó, các phân tử nước hoa không chuyển động thẳng từ lọ nước hoa đến cuối lớp mà chuyển động theo đường dích dắc có tổng độ dài lớn gấp nhiều lần khoảng cách từ đầu lớp đến cuối lớp.

  1. KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG NHIỆT

KHÁI NIỆM

  • Năng lượng nhiệt là năng lượng vật có được do chuyển động nhiệt
  • Do mọi vật đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn loạn không ngừng nên mọi vật đều có nhiệt năng
  • Khi làm tăng nhiệt độ của vật thì nhiệt năng của vật tăng và ngược lại

Câu hỏi

Mô tả, giải thích và thực hiện hai cách khác nhau để làm tăng năng lượng nhiệt của hai bàn tay mình

Tìm ví dụ thực tế về sự chuyển hóa từ nhiệt năng sang các dạng năng lượng khác và ngược lại.

Trả lời

Hai cách để làm tăng nhiệt năng hai bàn tay mình:

Cách 1: xoa liên tục hai bàn tay vào nhau.

Cách 2: đưa hai tay lại gần nguồn nhiệt.

Trả lời

Ví dụ thực tế về sự chuyển hóa từ nhiệt năng sang các dạng năng lượng khác:

Nhiệt năng thành cơ năng

Những đầu máy xe lửa hơi nước chuyển hoá năng lượng bằng cách đốt cháy các vật liệu như than đá/than cốc, gỗ, hoặc dầu để tạo ra hơi nước trong nồi hơi. Hơi nước làm piston di chuyển qua lại, piston lại gắn liền với trục quay chính của đầu máy xe lửa làm xe lửa chuyển động.

Nhiệt năng thành điện năng

Trong nhà máy nhiệt điện, năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành điện năng.

Trả lời

Ví dụ thực tế về sự chuyển hóa từ các dạng năng lượng khác thành nhiệt năng

Điện năng thành nhiệt năng

Sử dụng ấm điện để đun nước, trong quá trình đun điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng nước.

Hóa năng thành nhiệt năng

Con người nạp thức ăn vào cơ thể, năng lượng của thức ăn là hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm ấm cơ thể.

III. KHÁI NIỆM NỘI NĂNG

  1. Động năng và thế năng của phân tử, nguyên tử
  2. a) Động năng

Do phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn loạn không ngừng nên chúng có động năng. Phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

  1. b) Thế năng

Thế năng phân tử, nguyên tử có độ lớn phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử, nguyên tử.

  1. Nội năng
  • Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.

Câu 1. So sánh động năng của phân tử nước ở Hình 26.4a với động năng của phân tử nước ở Hình 26.4b.

Câu 2. So sánh nội năng của nước trong hai cốc ở Hình 26.4.

--------------- Còn tiếp --------------- 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: giáo án điện tử vật lí 8 kết nối tri thức, soạn giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 26, giáo án điện tử KHTN vật lí 8 KNTT Bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác