Soạn giáo án điện tử KHTN 7 Cánh diều bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 cánh diều mới bài bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

  • Bảng sau ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng, kể từ khi xuất phát của một người đi xe đạp trên một đường thẳng.
  • Bảng này chỉ biết, sau những khoảng thời gian là 1h, 2h, 3h, người này đi được các quãng đường tương ứng là 15km, 30km, 45km. Sau đó, người này dừng lại và quãng đường không đổi. Ngoài cách mô tả này, còn có cách mô tả nào khác không?

Gợi ý mô tả chuyển động của xe:

BÀI 8

ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. I. Đồ thị quãng đường – thời gian
  2. II. Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường – thời gian

III. Tốc độ và an toàn giao thông

  1. Đồ thị quãng đường – thời gian

Để mô tả một chuyển động theo thời gian, người ta có thể sử dụng đồ thị.

Quan sát video hướng dẫn cách vẽ đồ thị quãng đường – thời gian.

Làm việc theo nhóm hoàn thiện phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập số 1

  • Các thao tác cần thiết để vẽ đồ thị quãng đường theo thời gian.

B1. Vẽ hệ trục toạ độ vuông góc với trục tung là quãng đường, trục hoành là thời gian. Chọn gốc 0 là thời điểm bắt đầu chuyển động và vị trí ban đầu của chuyển động.

B2. Ghi tên các trục và đơn vị đo tương ứng. 

B3. Chọn tỉ lệ thích hợp trên các trục toạ độ.

B4. Xác định vị trí của chuyển động các điểm trên đồ thị tương ứng với quãng đường vật đi được trong thời gian xác định.

B5. Nối các điểm xác định vị trí của chuyển động. Đường nối các điểm mô tả chuyển động đó. 

Nhận xét: Nếu đường biểu diễn chuyển động song song với trục thời gian, có nghĩa vật đang đứng yên.

  1. II. Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường – thời gian

Từ đồ thị quãng đường theo thời gian, ta có thể xác định quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian nào đó.

Đọc thông tin trong SGK, thảo luận theo nhóm hoàn thiện phiếu học tập số 2.

Nhóm 1

Một vật chuyển động thẳng.

  • Trong giây đầu tiên, vật đứng yên tại một vị trí.
  • Trong 2 giây tiếp theo, vật đi được 4m.
  • Trong 3 giây tiếp theo, vật đi được quãng đường 6m.
  • Trong 4 giây sau đó, vật đi được quãng đường 8m.

Trong các điểm A, B, C, điểm nào xác định đúng vị trí chuyển động của vật? Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của vật trong khoảng thời gian trên.

  • Vị trí chuyển động đúng của vật: Vị trí A.

Nhóm 2

Từ đồ thị quãng đường – thời gian (hình 8.2 trang 51 SGK), hãy:

  • Mô tả chuyển động của vật.
  • Xác định quãng đường vật đã được sau khoảng thời gian 2 giây, 3 giây và 6 giây.
  • Từ 0 giây đến 3 giây, vật chuyển động.
  • Từ giây thứ 3 đến giây thứ 6, vật đứng yên.
  • Sau thời gian 2 giây, vật đi được quãng đường 6m.
  • Sau 3 giây vật đã được quãng đường 9m.
  • Do từ giây thứ 3 đến giây thứ 6, vật đứng yên nền sau 6 giây vật vẫn đi được quãng đường 9m.

Nhóm 3

  • Trong 1 giây đầu tiên một vật đứng yên tại một vị trí.
  • Trong 2 giây tiếp theo vật đã được 4 m trên một đường thẳng.
  • Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vật trong khoảng thời gian trên.
  • Đồ thị quãng đường - thời gian của vật

Vận dụng 1

Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Từ đồ thị, tìm:

  • Quãng đường vật đi được trong 5s đầu tiên.
  • Tốc độ của vật ở các đoạn đồ thị OA và BC.
  • Khoảng thời gian nào vật đứng yên?

Sau thời gian 5 giây, vật đi được quãng đường 30 m. 

  • Tốc độ của vật ở đoạn đô thị OA:
  • Tốc độ của vật ở đoạn đô thị BC:
  • Trong khoảng thời gian từ giây thứ 5 đến giây thứ 8, vật không chuyển động.

III. Tốc độ và an toàn giao thông

Theo các nghiên cứu trên thế giới có bốn nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới tai nạn giao thông. Trong đó:

  • Nguyên nhân đầu tiên: Tốc độ.
  • Nguyên nhân thứ hai: Nồng độ cồn.
  • Nguyên nhân thứ ba: Đội mũ bảo hiểm và thắt dây bảo hiểm.
  • Nguyên nhân thứ tư: Sử dụng điện thoại khi lái xe.

Trả lời câu hỏi

  • Tốc độ ảnh hưởng như thế nào đến hậu quả trong các vụ va chạm giao thông?
  • Việt Nam có những quy định nào về tốc độ và khoảng cách an toàn với các phương tiện khi tham gia giao thông?
  • Em cần làm gì để nâng cao nhận thức của mọi người về mức độ nguy hiểm của việc chạy quá tốc độ quy định?
  • Các hoạt động của năm an toàn giao thông 2022 là gì?
  • Tốc độ của xe càng lớn, khi phanh xe càng mất nhiều thời gian → Lấn làn, lấn vạch kẻ đường.
  • Khi cần phanh gấp dễ gây ra hiện tượng trượt dài trên đường gây nguy hiểm.
  • Tốc độ của xe càng lớn sẽ khiến các vụ va chạm giao thông xảy ra càng nghiêm trọng.
  • Quy định cụ thể về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường khi mặt đường khô ráo: 
  • Tốc độ lưu hành 60 km/h, khoảng cách tối thiểu giữa hai xe là 35m.
  • Tốc độ lưu hành từ trên 60km/h đến 80km/h, khoảng cách tối thiểu giữa hai xe là 55m.
  • Tốc độ lưu hành từ trên 80 km/h đến 100 km/h, khoảng cách tối thiểu giữa hai xe là 70m.
  • Tốc độ lưu hành từ trên 100 km/h đến 120 km/h, khoảng cách tối thiểu giữa hai xe là 100m.

Để nâng cao nhận thức của mọi người về mức độ nguy hiểm của việc chạy quá tốc độ quy định, em có thể tuyên truyền về vấn đề này trong nhà trường, gia đình, địa phương.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 cánh diều, giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 8: Đồ thị quãng đường – thời, bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU