Soạn giáo án điện tử KHTN 7 Cánh diều bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 cánh diều mới bài bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Quan sát và trả lời câu hỏi
- Câu 1: Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra đối với cây hóa giấy sau một thời gian?
- Câu 2: Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng quang hợp?
Câu 1: Dự đoán
- Cây hoa giấy không thể quang hợp bình thường.
- Lá cây sẽ bị úa màu sau một thời gian dài ở trong nhà.
Câu 2: Dự đoán
Phương trình quang hợp:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp: Nước, Carbon dioxide, Ánh sáng, nhiệt độ.
BÀI 19. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP
NỘI DUNG BÀI HỌC
Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
- Ánh sáng
Thảo luận
- Theo em, nhu cầu ánh sáng của các loài cây có giống nhau không?
- Lấy ví dụ về những cây ưa ánh sáng mạnh và những cây ưa ánh sáng yếu?
Nhu cầu ánh sáng của các loài cây không giống nhau. Bao gồm:
- Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh: nha đam, thông, bạch đàn, rau muống…
- Nhóm cây ưa ánh sáng yếu: diếp cá, tía tô, dương xỉ…
Theo em, cây ưa ánh sáng mạnh và cây ưa ánh sáng yếu thường mọc ở chỗ nào?
Kết luận
Cây ưa ánh sáng mạnh: mọc nơi thoáng đãng.
Cây ưa ánh sáng yếu: mọc dưới tán cây khác.
Trả lời câu hỏi luyện tập và vận dụng trang 93 sgk
Em hãy quan sát hình 19.2, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu. Vì sao?
- Hình a cây ưa ánh sáng yếu vì có phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm, cây thấp nhỏ mọc dưới bóng cây khác (mít, cau, …)
- Hình b cây ưa ánh sáng mạnh vì phiến lá nhỏ, màu xanh sáng, mọc nơi thoáng đãng.
- Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?
- Một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng ban đêm để giúp tăng cường độ quang hợp của cây từ đó giúp tăng tổng hợp chất hữu cơ của loài cây đó
→ tăng năng suất cây trồng
- Mô tả và giải thích thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp của cành rong đuôi chó.
Câu trả lời:
Cường độ ánh sáng càng mạnh
→ Cường độ quang hợp càng mạnh
→ Số lượng bọt khí oxygen sinh ra càng nhiều và ngược lại.
Từ kết quả trong bảng 19.1, cho biết ánh sáng mạnh hay yếu có ảnh hưởng đến quang hợp ở rong đuôi chó như thế nào?
KẾT LUẬN
Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp:
- Khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng và ngược lại.
- Ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho lá cây bị đốt nóng, làm giảm hiệu quả quang hợp.
- Carbon dioxide
Thảo luận cặp đôi
Đọc thông tin bảng 19.2, trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết ảnh hưởng của hàm lượng carbon dioxide đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ?
- So sánh cường độ quang hợp của cây đậu xanh và cây bí đỏ ở cùng một hàm lượng carbon dioxide?
Trả lời câu hỏi:
- Ảnh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ:
- Nồng độ Carbon dioxide càng tăng lên trong giới hạn từ 0,03% → 0,1% thì cường độ quang hợp ở hai cây tăng lên.
- Khi nồng độ carbon dioxide tăng lên quá cao (0,4%) thì cường độ quang hợp ở cả hai cây đều giảm.
- Ở cùng nồng độ carbon dioxide, cường độ quang hợp của cây đậu xanh thấp hơn cường độ quang hợp của cây bí đỏ
Hiệu quả quang hợp sẽ tăng khi nồng Kết luận: Ảnh hưởng của carbon dioxide đến quang hợp:
- độ khí carbon dioxide tăng và ngược lại.
- Khi nồng độ carbon dioxide tăng lên quá cao thì cây sẽ chết, nếu nồng độ carbon dioxide quá thấp thì cây sẽ không thể quang hợp.
- Ở cùng một nồng độ carbon dioxide, thì cường độ quang hợp ở mỗi loại cây là khác nhau.
- Nước
Các em hãy đọc thông tin mục 3 – SGK tr.95, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1
Kết quả phiếu học tập số 1
Câu 1. Trong quá trình quang hợp, nước vừa là nguyên liệu vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng, mở khí khổng.
Câu 2.
- Cây đủ nước: quang hợp diễn ra bình thường, cây phát triển.
- Cây thiếu nước: Cây đóng khí khổng ngăn chặn sự mất nước, làm giảm quá trình quang hợp.
- Cây thừa nước: Khí khổng mất sức trương nước và không thể mở khí khổng, cây không thể quang hợp.
- Câu 3. Ở mỗi giai đoạn phát triển, cây có nhu cầu nước khác nhau.
- Ví dụ: Cây mía cần tưới nước thường xuyên khí mới trồng, đến khi mía có đốt thì tưới nước ít hơn.
- Câu 4. Trong trồng trọt, muốn thu được năng suất cao thì cần tưới đủ nước cho cây trồng vì: tưới đủ nước giúp cây quang hợp hiệu quả → Cây sinh trưởng phát triển tốt, tạo thành nhiều chất hữu cơ giúp thu được năng suất cao.
KẾT LUẬN:
- Nước vừa là nguyên liệu, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng, mở khí khổng.
- Cây đủ nước: tế bào khí khổng mở, carbon dioxide khuếch tán vào bên trong lá, tăng hiệu quả quang hợp.
- Cây thiếu nước: các lỗ khí trên lá bị khép bớt lại làm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá giảm, dẫn đến giảm hiệu quả quang hợp.
- Mỗi loại cây có nhu cầu nước khác nhau và ở mỗi giai đoạn cây cũng cần lượng nước khác nhau.
- Nhiệt độ
Đọc thông tin sgk, bảng 19.3 trả lời câu hỏi:
Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật?
Nhiệt độ ảnh hưởng tới các phản ứng trong quang hợp của thực vật:
- Nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm hoặc ngừng quá trình quang hợp.
- Nhiệt độ quá thấp gây khó khăn trong việc rễ cây cung cấp nguyên liệu (nước) cho quang hợp.
→ Nhiệt độ thích hợp từ 200C - 350C
- Đọc thông tin bảng 19.3 cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua. Cây quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ nào?
- Có phải cứ tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp tăng theo hay không?
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua:
- Cà chua quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ 21o
- Khi nhiệt độ thấp (13oC) cây quang hợp yếu.
- Khi nhiệt độ quá cao (35oC), quá trình quang hợp bị ngưng trệ.
- Không phải cứ tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp tăng. Nếu nhiệt độ tăng cao quá sẽ khiến cho các hạt diệp lục bị phân hủy, các enzyme xúc tác cho các phản ứng quang hợp bị biến tính
→ quá trình quang hợp bị ngưng trệ.
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 cánh diều, giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến, bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác