Soạn giáo án điện tử KHTN 7 Cánh diều bài 6: Hoá trị, công thức hoá học

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 cánh diều mới bài bài 6: Hoá trị, công thức hoá học. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NÀY

KHỞI ĐỘNG

  • Ghép hình và ghi kết quả ghép hình theo kí hiệu hoá học và các con số

BÀI 6: HOÁ TRỊ, CÔNG THỨC HOÁ HỌC

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOÁ TRỊ

CÔNG THỨC HOÁ HỌC

  1. HOÁ TRỊ
  2. Khái niệm hoá trị

Quan sát hai mô hình liên kết của hydrogen chloride, nước và cho biết:

  • Số electron của mỗi nguyên tử đã góp chung.
  • Tỉ lệ giữa các nguyên tử đã liên kết với nhau.
  • Khi tạo thành phân tử hydrogen chloride, mỗi nguyên tử H và Cl góp 1e.
  • Đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tử.
  • H và Cl có hoá trị I.
  • Khi H kết hợp với O, mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron, nguyên tử O góp chung 2 electron.
  • H có hoá trị I, O có hoá trị II.
  • Kết luận: Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

CH1 (SGK tr.39): Quan sát hình 6.1, hãy so sánh hoá trị của nguyên tố và số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết.

Hoá trị của nguyên tố = số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết.

Nhận xét về hoá trị của H và O trong các hợp chất?

Trong hợp chất, H luôn có hoá trị I, O luôn có hoá trị II.

Luyện tập 1 (SGK tr.40). Quan sát hình 6.3 và xác định hoá trị của C và O trong carbon dioxide.

Luyện tập 2 (SGK tr.40). Vẽ sơ đồ hình thành liên kết giữa nguyên tử N và ba nguyên tử H. Hãy cho biết liên kết đó thuộc loại liên kết nào. Hoá trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất tạo thành là bao nhiêu?

Luyện tập 1 (SGK tr.40)

Luyện tập 2 (SGK tr.40)

Nguyên tử N có 5e ở lớp ngoài cùng

Cần thêm 3e để đạt cấu hình electron của khí hiếm Ne

Nguyên tử H có 1e ở lớp ngoài cùng

Cần thêm 1e để đạt cấu hình electron của khí hiếm Ne

Liên kết giữa N và H được tạo thành bởi đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

  • Nguyên tử N góp 3 electron.
  • Nguyên tử H góp chung 1 electron.
  1. Quy tắc hoá trị
  • Trong phân tử carbon dioxide, hoá trị và số nguyên tử tham gia liên kết của C và O như sau:
  • Quy tắc cộng hoá trị: Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hoá trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hoá trị và số nguyên tử của B.

CH 2 (SGK tr.41). Cát được sử dụng nhiều trong xây dựng và là nguyên liệu chính để sản xuất thuỷ tinh. Silicon oxide là thành phần chính của cát. Phân tử silicon oxide gồm 1 nguyên tử Si liên kết với 2 nguyên tử O. Dựa vào hoá trị của các nguyên tố trong bảng 6.1, hãy tính tích hoá trị và số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử silicon oxide. Nhận xét về tích đó.

Nhận xét: Tích của hoá trị và số nguyên tử tham gia liên kết của Si và O bằng nhau.

Luyện tập 3 (SGK tr.41). Dựa vào hoá trị của các nguyên tố trong bảng 6.1 và quy tắc hoá trị, hãy cho biết mỗi nguyên tử Mg có thể kết hợp với bao nhiêu nguyên tử Cl.

Luyện tập 4 (SGK tr.41). Nguyên tố A có hoá trị III, nguyên tố B có hoá trị II. Hãy tính tỉ lệ nguyên tử của A và B trong hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố đó.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 cánh diều, giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 6: Hoá trị, công thức hoá học, bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU