Soạn giáo án điện tử KHTN 7 Cánh diều bài 15: Từ trường
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 cánh diều mới bài bài 15: Từ trường. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Nội dung giáo án
BÀI 15. TỪ TRƯỜNG
- KHỞI ĐỘNG
Lực tác dụng của nam châm lên vật có tính chất từ có thông qua một trường lực nào không?
- Khởi động
- NỘI DUNG BÀI HỌC
- Khái niệm về từ trường
- Từ phổ
- Đường sức từ
- Chế tạo nam châm điện
III. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC
- Khái niệm về từ trường
Hoạt động nhóm: Tiến hành thí nghiệm mục I SGK trang 79
Dụng cụ: Một kim nam châm có thể xoay tự do quanh trục thẳng đứng trên giá đỡ, đang chỉ hướng nam bắc.
Một thanh nam châm đặt trên giá đỡ
- HÌNH 15.1
Tiến hành:
Dịch chuyển nhẹ nhàng giá đỡ để đưa kim nam châm đến các vị trí khác nhau gần thanh nam châm, đợi cho kim nam châm nằm yên. Quan sát và so sánh hướng của kim nam châm với hướng ban đầu của nó.
Ở mỗi vị trí xung quanh thanh nam châm, sau khi kim nam châm đã nằm yên trên giá đỡ, xoay cho nó lệch khỏi hướng xác định. Buông tay và quan sát xem kim nam châm sẽ nằm yên theo hướng nào.
Em hãy trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 79:
Trong thí nghiệm ở hình 15.1, khi đưa kim nam châm lại gần thanh nam châm, hướng của kim nam châm có thay đổi so với hướng ban đầu không?
Đáp án
Khi đưa kim nam châm lại gần thanh nam châm thì hướng của kim nam châm không thay đổi.
Kết luận
- Không gian xung quanh nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong đó. Ta nói rằng không gian xung quanh nam châm có từ trường.
- Kim nam châm đặt tại mỗi vị trí trong từ trường đều chỉ một hướng xác định.
- Từ phổ
Hoạt động nhóm: Tiến hành thí nghiệm mục II SGK trang 80
Dụng cụ: Hộp mica có thành và đáy nhựa trong, thanh nam châm, mạt sắt (hình 15.2)
- HÌNH 15.2
Tiến hành:
- Rải đều mạt sắt lên mặt trên của đáy hộp. Đặt hộp lên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ vào thành hộp. Quan sát sự sắp xếp mạt sắt trong hộp.
- Kết quả sắp xếp mạt sắt trong một lần thì nghiệm được cho trên hình 15.3
- HÌNH 15.3
Em hãy trả lời các Câu hỏi sau:
+ Các mạt sắt khi không có nam châm được sắp xếp thế nào? Khi có nam châm được sắp xếp như thế nào?
+ Hãy cho biết sự sắp xếp các mạt sắt ở gần các cực nam châm và ở xa các cực nam châm.
Kết luận
- Hình ảnh các đường được tạo ra bởi mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ.
à Từ phổ là hình ảnh trực quan về từ trường
- Ở gần các cực số lượng mạt sắt dày, càng xa cực số lượng càng ít dần.
- Đường sức từ
Em hãy thực hiện yêu cầu sau: dùng bút tô dọc theo các đường mạt sắt ở kết quả thí nghiệm hình 15.3 , nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm
Khái niệm đường sức từ:
- Là đường cong liền nét nối từ cực này sang cực kia của nam châm (vẽ theo từ phổ) là hình ảnh về đường sức từ của nam châm.
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 cánh diều, giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 15: Từ trường, bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác