Soạn giáo án điện tử KHTN 7 Cánh diều bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 cánh diều mới bài bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC!
KHỞI ĐỘNG
Thực vật thu nhận, sử dụng nước và các chất dinh dưỡng như thế nào?
Thế kỉ XVII, Gian van Hen –môn (Jan van Helmont) (người Bỉ) đã trồng một cây liễu nhỏ khối lượng ban đầu là 2,25 kg trong một chậu chứa 90 kg đất khô. Chậu đất được bọc kín để không cho bụi vào.
Sau 5 năm chỉ tưới nước mưa thì khối lượng cây liễu đã tăng lên tới 76,1kg, trong khi đất chỉ mất có 0,1kg.
Ông kết luận chất dinh dưỡng để cây lớn lên là nước.
BÀI 25:
TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng
Thí nghiệm vận chuyển nước ở thân cây, thoát hơi nước ở lá cây
Một số yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
PHẦN I
TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
- Hấp thụ nước và chất khoáng ở thực vật
- Theo em, nhờ đặc điểm nào mà rễ cây có thể hút nước và chất khoáng?
- Quan sát hình 25.2, nêu con đường hấp thụ và vận chuyển nước từ đất vào trong rễ.
- - Thực vật hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu thông qua các tế bào lông hút ở rễ.
- - Tế bào lông hút tạo thành mạng lưới và phân nhánh trong đất, tăng cường hút nước và khoáng.
Em có biết
Một số loài cây ăn côn trùng để lấy chất dinh dưỡng như cây nắp ấm. Chúng không có hệ tiêu hoá riêng biệt nhưng có các enzyme tiêu hoá tương tự như ở động vật.
- Vận chuyển nước, chất khoáng và các chất hữu cơ
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Quan sát hình 25.3 và đọc thông tin, cho biết chất nào được vận chuyển trong mạch gỗ và chất nào được vận chuyển trong mạch rây?
- Cơ quan vận chuyển nước trong cây? Cơ quan nào của cây thoát hơi nước ra môi trường ngoài?
- Thoát hơi nước ở thực vật
- Nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua khí khổng ở lá cây.
- Hoạt động đóng, mở của khí khổng:
- Tế bào không khí hút nhiều nước khí khổng mở rộng tăng cường thoát hơi nước.
- Tế bào không khí mất nước khí khổng đóng lại Hạn chế thoát hơi nước.
- Quá trình thoát hơi nước ở cây tạo động lực cho vận chuyển nước và chất khoáng trong cây. Nhờ thoát hơi nước mà cây không bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.
Vì sao vào những buổi trưa hè, ta dừng dưới bóng cây to thì lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che?
Vào những buổi trưa hè, ta dừng dưới bóng cây to thì lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che vì: Do ở lá cây có quá trình thoát hơi nước, khí khổng tập trung nhiều ở mặt dưới nên hơi nước thoát ra làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh nên ta thấy mát hơn.
PHẦN II
THÍ NGHIỆM VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN CÂY, THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ CÂY
- Thí nghiệm vận chuyển nước ở thân cây
Chuẩn bị
- Mẫu vật: 2 cây cần tây.
- Dụng cụ, hoá chất: hai cốc thuỷ tinh, nước sạch, dao nhỏ hoặc kéo, hai lọ phẩm màu khác nhau.
- Cách tiến hành
Bước 1. Cắt và cắm hai cuống cần tây có lá vào hai cốc nước màu
- Cốc A: nước có pha màu đỏ
- Cốc B: nước có pha màu xanh
Bước 2. Đặt cả hai cốc ra chỗ thoáng gió. Quan sát sự chuyển màu của lá cần tây ở mỗi cốc sau 30 phút.
Bước 3. Dùng dao cắt ngang hai cuống lá cần tay thí nghiệm. Quan sát lát cắt ngang bằng kính lúp.
Báo cáo kết quả
- Mô tả hiện tượng thay đổi màu sắc của lá cần tây mà em quan sát được.
- Mô tả kết quả quan sát lát cắt ngang hai cuống lá cần tây. Từ thí nghiệm, em rút ra kết luận gì?
- Báo cáo kết quả theo mẫu phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm ở bài 20.
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 cánh diều, giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 25: Trao đổi nước và các chất, bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác