Soạn giáo án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 30: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 11 Bài 30: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CỘNG HÒA NAM PHI
BÀI 30: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI CỘNG HÒA NAM PHI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế.
- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu; vẽ được biểu đồ.
- Sưu tầm, chọn lọc, thu thập được tư liệu từ các nguồn khác nhau về tự nhiên, dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi.
- Năng lực
Năng lực chung:
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Xác định được vị trí địa lí của Cộng hòa Nam Phi trên bản đồ, phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Sử dụng các công cụ Địa lí học: Đọc được bản đồ rút ra các nhận xét về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, đô thị; đọc được biểu đồ về dân cư.
- Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, chọn lọc thông tin từ các trang web về nội dung bài học.
- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu về một vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
- Phẩm chất
- Giáo dục thế giới quan khoa học, tình yêu thiên nhiên, thái độ tôn trọng các giá trị nhân văn khác nhau.
- Nhận thức được tầm quan trọng cân bằng giữa khai thác, quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ tự nhiên, bản đồ dân cư Cộng hòa Nam Phi.
- Tranh ảnh, video về tự nhiên, dân cư, xã hội của Cộng hòa Nam Phi.
- Phiếu học tập.
- Đường link một số trang web tìm hiểu dữ liệu về Cộng hòa Nam Phi:
+ https://cacnuoc.vn/
+ https://data.worldbank.org
+ https://www.gso.gov.vn
- Đối với học sinh
- SGK Địa lí 11
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò cho học sinh nhằm hướng học sinh tìm hiểu các vấn đề của Cộng hòa Nam Phi trong bài học.
- Nội dung: GV cho HS quan sát hình và các từ khóa để đoán tên quốc gia và nêu hiểu biết của HS về những từ khóa liên quan đến quốc gia đó.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS hiểu biết về Cộng hòa Nam Phi.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cung cấp cho HS những bức hình liên quan đến các vấn đề nổi trội của đất nước Nam Phi và các từ khóa để HS đoán tên quốc gia và nêu hiểu biết của HS về những từ khóa được nêu.
- GV cung cấp hình và từ khóa:
Hình 1: Biểu tình xóa chế độ phân biệt chủng tộc Hình 2: Nelson Mandela
Hình 3: Mũi Hảo Vọng Hình 4: Đại dịch AIDS
- Sau khi cung cấp các hình cùng từ khóa, GV đặt câu hỏi cho HS: “Dựa vào những hình ảnh và từ khóa được cung cấp, em hãy đoán tên quốc gia được nhắc đến và nêu hiểu biết của bản thân về những từ khóa được nêu trên”.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi và nêu hiểu biết của bản thân.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những hình ảnh và từ khóa được cung cấp trên gợi đến đất nước CỘNG HÒA NAM PHI.
+ Hình 1: Chế độ phân biệt chủng tộc được bắt nguồn từ lịch sử đất nước Nam Phi khi người da trắng mua người da đen làm nô lệ và tạo nên một chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử.
+ Hình 2: Nelson Mandela là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi đồng thời là anh hùng chấm dứt cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
+ Hình 3: Mũi Hảo Vọng là điểm du lịch nổi tiếng thế giới khi là nơi giao hòa giữa hai đại dương của thế giới: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
+ Hình 4: Nam Phi là nước có số người nhiễm HIV cao nhất khoảng 6 triệu người chiếm 10% dân số nước này.
- GV dẫn dắt HS vào bài mới: Cộng hòa Nam Phi có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội độc đáo. Các đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của đất nước này? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 30: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội cộng hòa Nam Phi.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Cộng hòa Nam Phi.
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật nhất về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Cộng hòa Nam Phi.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 30.1, mục Em có biết, thông tin mục I SGK tr.152 và trả lời câu hỏi:
- Xác định vị trí địa lí của Cộng hòa Nam Phi.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm và ảnh hưởng của vị trí địa lí của Cộng hòa Nam Phi và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 30.1 SGK tr.153 và thực hiện nhiệm vụ: + Xác định vị trí địa lí của Cộng hòa Nam Phi. + Kể tên một số biển và đại dương bao quanh Cộng hòa Nam Phi - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr.152 và trả lời câu hỏi: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi. - GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.151: 3 thủ đô của Cộng hòa Nam Phi. Thủ đô hành chính Prê – tô – ri – a Thủ đô lập pháp Kếp – tao Thủ đô tư pháp Blô – em – phôn - tên Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm và ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nam Phi – quốc gia có nhiều thủ đô nhất thế giới đồng thời chung biên giới với nhiều nước đã tạo nên nét đặc sắc và điều kiện thuận lợi cho “quốc gia cầu vồng”. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Vị trí địa lí - Đặc điểm vị trí: + Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, là vùng đất cuối cùng phía nam châu Phi. + Chung biên giới với sáu quốc gia là Na – mi – bi – a, Bốt – xoa – na, Dim – ba – bu – ê, Mô – dăm – bích, E – xoa – ti – ni, Lê – xô – thô; tiếp giáp hai đại dương là Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. + Lãnh thổ trải dài theo chiều vĩ tuyến từ khoảng 22°N đến 35°N và theo chiều kinh tuyến từ khoảng 17°Đ đến 33°Đ. + Ấn ngữ con đường biển quan trọng giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. - Ảnh hưởng phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội: thuận lợi để phát triển kinh tế biển, giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới đồng thời là cửa ngõ ra thế giới của một số nước châu Phi.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo