Soạn giáo án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 26: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 11 Bài 26: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

BÀI 26: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI TRUNG QUỐC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
  • Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
  • Khai thác, chọn lọc các tư liệu từ nguồn khác nhau về địa lí Trung Quốc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Xác định vị trí của Trung Quốc trên bản đồ.
  • Sử dụng các công cụ Địa lí học: Đọc được bản đồ và rút ra nhận xét về điều kiện tự nhiên; phân bố dân cư, đô thị của Trung Quốc; đọc được biểu đồ và rút ra nhận xét về số dân và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số Trung Quốc qua một số năm.
  • Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, chọn lọc thông tin từ các trang web về nội dung bài học.
  • Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu về một vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
  1. Phẩm chất
  • Ham học: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên internet để mở rộng hiểu biết; có ý thức học hỏi các thành tựu văn hóa, khoa học công nghệ và kinh tế Trung Quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SBT, SGV Địa lí 11
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ các nước trên thế giới.
  • Bản đồ tự nhiên Trung Quốc.
  • Bản đồ phân bố dân cư của Trung Quốc.
  • Phiếu học tập.
  • Đường link một số trang web để cập nhật số liệu, thông tin:

+ https://www.un.org/development/desa/pd/

+ https://www.gso.gov/vn/

+ https://cacnuoc.vn

+ https://vnics.org.vn/

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối những hiểu biết của HS về Trung Quốc với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật” cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến đất nước Trung Quốc.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc trò chơi “Ô chữ bí mật”.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trò chơi: Ô chữ bí mật – trả lời các câu hỏi có liên quan đến đất nước Trung Quốc.

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.

+  Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.

- GV lần lượt nêu câu hỏi:

Câu 1 (11 chữ cái): Người lãnh đạo cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là ai?

Câu 2 (16 chữ cái): Hình ảnh dưới đây gợi đến địa danh nổi tiếng nào?

Câu 3 (7 chữ cái): Một trong những tác phẩm kinh điển của tác giả Ngô Thừa Ân thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang đi lấy kinh?

Câu 4 (7 chữ cái): Ai là người sáng lập Nho giáo?

Câu 5 (11 chữ cái): Con sông nào dài nhất Châu Á?

Câu 6 (21 chữ cái): Hình ảnh dưới đây gợi đến địa điểm nổi tiếng nào?

Câu 7 (5 chữ cái): Nhà thơ nào được mệnh danh là “Thi thánh” của nền văn học Trung Hoa?

Câu 8 (12 chữ cái): Ai là người sáng lập nước Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

Câu 9 (7 chữ cái): Hình ảnh dưới đây gợi đến địa điểm nổi tiếng nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và chơi trò chơi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 9 ô chữ hàng ngang và hàng dọc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu 1: Tôn Trung Sơn.

Câu 2: Vạn Lý Trường Thành.

Câu 3: Tây du ký.

Câu 4: Khổng Tử.

Câu 5: Trường Giang.

Câu 6: Quảng trường Thiên An Môn.

Câu 7: Đỗ Phủ.

Câu 8: Mao Trạch Đông.

Câu 9: Tử Cấm Thành.

Ô CHỮ BÍ MẬT

 

T

Ô

N

T

R

U

N

G

S

Ơ

N

 

 

V

N

L

Ý

T

R

Ư

N

G

T

H

À

N

H

 

 

T

Â

Y

D

U

K

Ý

 

 

K

H

N

G

T

 

 

T

R

Ư

N

G

G

I

A

N

G

 

 

Q

U

N

G

T

R

Ư

N

G

 

Đ

P

H

U

 

M

A

O

T

R

C

H

Đ

Ô

N

G

 

 

T

C

M

T

H

À

N

H

 

                                        

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Trung Quốc là đất nước rộng lớn, có điều kiện tự nhiên đa dạng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, số dân đông nhất thế giới, nguồn lao động dồi dào và ngày càng nâng cao về chất lượng… là cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc có đặc điểm như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 26: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.

               

   Kiến trúc Trung Hoa mang dấu ấn đặc biệt                 Ẩm thực kiểu Trung Hoa

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Phân tích được ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Xác định được vị trí của Trung Quốc và các quốc gia tiếp giáp Trung Quốc trên bản đồ các nước trên thế giới.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 26.1, thông tin trong mục I SGK tr.131 và trả lời câu hỏi:

- Xác định tên các quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc.

- Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm; ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí đia lí và chuẩn kiến thức GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 26.1 SGK tr.132 và trả lời câu hỏi: Trình bày những đặc điểm nổi bật về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc.

 - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr.131 và trả lời câu hỏi: Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế Trung Quốc.

  
 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm và ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vị trí địa lý của Trung Quốc là một trong những điều kiện để phát triển nền kinh tế tổng hợp nhưng đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc bảo vệ quản lý hành chính.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí.

- Đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc:

+ Nằm ở Đông Á, lãnh thổ trải dải theo vĩ tuyến từ khoảng 20°B tới 53°B và theo chiều kinh tuyến từ khoảng 73°Đ đến 135°Đ.

+ Có diện tích lớn thứ tư thế giới (sau Liên bang Nga, Ca – na – đa, Hoa Kỳ).

+ Tiếp giáp với 14 quốc gia ở phía bắc, phía tây và phái nam; phía đông Trung Quốc tiếp giáp các biển thuộc Thái Bình Dương.

- Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội:

+ Phần lớn đường biên giới trên đất liên của Trung Quốc có địa hình núi cao, hiểm trở

→ Khó khăn cho việc giao thương với các nước.

+ Về phía đông, Trung Quốc tiếp giáp với các biển thuộc Thái Bình Dương với đường bờ biển dài và nhiều cảng lớn

→ Thuận lợi cho Trung Quốc trong giao thương với các nước trong khu vực, trên thế giới và phát triển các ngành kinh tế biển.

+ Lãnh thổ rộng lớn khiến cho thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng, tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển nhiều ngành kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.


=> Xem toàn bộ Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 26 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc, Tải giáo án trọn bộ địa lí 11 kết nối tri thức , Giáo án word địa lí 11 kết nối tri thức Bài 26 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI